Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử - Thúy Lan siêu ngắnSoạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử siêu ngắn nhất trang 123 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 2): Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1 (Từ đầu … đến “của thủ đô Hà Nội”): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại. - Đoạn 2 (Tiếp … đến “vẫn dẻo dai, vững chắc”): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống, đau thương và anh dũng. - Đoạn 3 (Còn lại): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 2): - Đoạn văn cho biết những thông tin về cầu Long Biên: + Tên gọi đầu tiên là cầu Đu me, năm 1945 được đổi thành cầu Long Biên. + Chiều dài: 2290m + Nặng 17 nghìn tấn. + Là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. + Về kĩ thuật: là thành tựu trong thời văn minh cầu sắt, được xây dựng bằng mồ hôi và bằng xương máu của bao người. - So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương thì quy mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng nhưng xét về kĩ thuật thì cầu Long Biên được xem là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt lúc bấy giờ. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 2): a) Những cảnh vật và sự vệc đã được ghi lại trong đoạn văn: - Màu xanh của bãi ngô, bãi mía, nương dâu, vườn chuối. - Ánh đèn mọc lên như sao sa. - Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946. - Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chống không lực Hoa Kì: những lần đầu bị đánh bom. - Những ngày nước cao: dòng sông Hồng đỏ cuồn cuộn chảy, cầu như chiếc võng đưa. => Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử cho cả thế kỉ XX . b) Việc trích thơ và nhạc đã tạo nên “chứng nhân” về nghệ thuật với cây cầu. Nó gắn bó với cây cầu với kí ức, với tâm hồn con người. c) Cách kể ở đoạn này bộc lộ tình cảm của tác giả rõ ràng hơn ở đoạn trước vì người kể xưng tôi tức là kể về chiếc cầu qua cảm nhận của chính mình. Tác giả đã kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc khiến cho kỉ niệm trở thành nhân chứng sống. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 127, SGK Ngữ văn 6, tập 2): a) - Tác giả đặt tên là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là vì : đã sử dụng biện pháp nhân hóa để đem lại sự sống, linh hồn cho cây cầu. Cầu Long Biên trở thành người đương thời của bao thế hệ, nhân vật bất tử cùng với chúng ta trải qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống. - Không thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích. Vì chứng tích chỉ là dấu tích, hiện vật, thiếu đi sắc thái, cảm xúc mà chứng nhân thể hiện. - Tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến: + Thời Pháp thuộc + Năm 1945 + Kháng chiến chống Pháp + Thời hòa bình + Kháng chiến chống Mĩ + Những mùa lũ - Ý nghĩa của các tính từ: "sống động", "đau thương", "anh dũng" nói lên những biến cố mà cây cầu từng trải qua và chứng kiến thật sự tàn khốc, đau buồn nhưng hào hùng. b) - So sánh câu cuối với câu văn rút gọn: Câu văn rút gọn thiếu "đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách" => thiếu đi sắc thái biểu cảm mà câu đầy đủ thể hiện qua liên tưởng "nhịp cầu vô hình" - Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim. Bởi con mắt cây cầu chứng kiến bao đau thương, anh dũng của lịch sử truyền vào trái tim du khách. Luyện tập Trả lời câu hỏi trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việc thống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự chính xác và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê. Dàn ý: 1. Mở bài Giới thiệu: Một trong những kiến trúc rất độc đáo, một ngôi chùa gắn liền với lịch sử đó chính là chùa Một Cột 2. Thân bài a. Nguồn gốc, xuất xứ Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thải Tông (Lý Phật Mà). Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. - Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toàn Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu cho vua sông lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu. - Theo một xuất xứ khác, theo văn bia dựng năm Canh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đại ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Năm đầu niên hiệu Hai Thông thời Đường... dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Ọuan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. - Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. - Khi Lý Thái Tông chưa có hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng . Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử. - Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột được mở ra việc thờ cúng...” b. Kết cấu - Tòa đài sen (Liên Hoa Đài), chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều ba mét, mái cong dựng lên cột đá hình trụ cao bốn mét (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2 mét. - Trụ đá gồm hai khốỉ, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. - Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt một cột đá. - Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy tinh vi hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gồ bằng thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. - Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông). - Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. c. Ý nghĩa - Chùa Một Cột là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam. - Là một trong những hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội ngày nay. 3. Kết bài - Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa độc đáo. - Chúng ta cần phải gìn giữ và mang hình ảnh của chùa đến với bạn bè quốc tế năm châu. ND chính Video hướng dẫn giải
HocTot.Nam.Name.Vn
|