So và not tượng trưng cho mệnh đề that

Sau believe,expect,suppose, think và sau It appears /seems Will Tom be at the party ?- I expect so/suppose so/think so (Liệu Tom có đến dự tiệc không ?)Tôi mong/giả sử/ nghĩ là thế.I think he will (Tôi nghĩ là có)

A. Sau believe,expect,suppose, think và sau It appears /seems

Will Tom be at the party ?- I expect so/suppose so/think so (Liệu Tom có đến dự tiệc không ?)

Tôi mong/giả sử/ nghĩ là thế.

I think he will (Tôi nghĩ là có)

Đối với thể phủ định ta dùng :

Một động từ phủ định với So:

Will the scheme be a success ?- I don’t expect so/ believe so/ suppose so/ think so (Liệu kế hoạch có thành công không ? Tôi không tin/ mong đợi/cho là/ nghĩ là thế).

2 Hoặc một động từ khẳng định với Not.

It won’t take long, will it ?- No, I suppose not (Không lâu đâu, phải không ?- Không, tôi cho là không) hoặc :I  don't suppose so (Tôi không cho là thế)

The plane didn’t land in Canatia, did it ?- I believe not (Chiếc máy bay không đáp ở Canada phải không ?) — Tôi tin là không, hoặc

I  don't believe so (Tôi không tin là thế)

B. So và not được dùng tương tự như thế sau hope và be afraid (e rằng) :

Is Peter coming with us ? I hope so (Peter sẽ đến với chúng ta chứ ?- Tôi hy vọng là thế) Will you have to pay duty on this ?- I’m afraid so. (Cậu sẽ phải trả tiền thuế cho cái này à ? Tôi e là vậy).

Thể phủ định ở đây tạo bởi động từ khẳng định + not : Have you got a work permit ?- I’m afraid not (Anh có được phép làm việc chưa ?- Tôi e là không)

C. So và not có thể được dùng sau say và tell + túc từ :

How do you know there is going to be a demonstration— Jack said so/ Jack told me so (Làm sao cậu biết được sắp có cuộc bãi công ?- Jack nói thế/ Jack bảo với tôi như thế)

I told you so có thể có nghĩa «tôi đã bảo với anh mà« kiểu này thường gây bực bội cho người nghe.

Đối với Tell chỉ có một dạng phủ định là động từ phủ định + so :

Toni didn't tell me so (Tom không có nói với tôi như thế) Đối với say có hai dạng phủ định, nhưng khác nghĩa : Tom didn’t say so = Tom didn't say that there would be a demonstration (Tom không có nói rằng sẽ có bãi công).

Tom said not = Tom said there wouldn't be a demonstration (Tom nói rằng sẽ không có bãi công).

D. if + so/not

So/not dùng sau If có thể thay thế cho một chủ từ đã đề cập trước hoặc hiểu ngầm + động từ :

Will you be staying another night ? If so, we can give you a better room. If not, could you be out of your room by 12.00 ? (Anh ở lại thêm một đêm nữa được không ? Nếu được thì chúng tôi có thể dành cho anh một căn phòng tốt hơn. Nếu không thì anh có thể đi trước 12 gịờ không ?)

If so/not ở đây thường tượng trưng cho một mệnh đề điều kiện với if so xem 338A.

  • Danh mệnh đề dùng như túc từ của động từ

    Hầu hết các động từ nêu trên đều có thể dùng với một cấu trúc khác (xem các chương 23-6) Tuy nhiên hãy lưu ý rằng một hành động+ mệnh đề that không cần thiết phải có cùng nghĩa với cùng động từ ấy + nguyên mẫu danh động từ/ hiện tại phân từ

  • Mệnh đề That sau một số danh từ nhất định

    Các danh từ hữu dụng nhất gồm : allegation (luận điệu), announcement (lời tuyên bố), belief (sự tin tưởng), discovery (sự khám phá), fact (sự việc), fear (nỗi sợ hãi), guarantee (sự bảo đảm), hope (niềm hy vọng), knowledge (sự hiểu biết), promise (lời hứa), proposal, (lời đề nghị), report (sự báo cáo), runiour (lời đồn đại), suggestion (lời gợi ý), suspicion (mối nghi ngờ).

  • Mệnh đề that sau một số tính từ/ phân từ nhất định

    Cấu trúc ở đây là : chủ từ + be + tính từ/ qk phân từ + danh mệnh đề : I am delighted, that you passed your exam(Tôi vui sướng là anh đã đậu kỳ thi)

  • Danh mệnh đề (That) dùng như chủ từ của câu

    A. Các câu có chủ từ là danh mệnh đề thường mở đầu bằng It (xem 67D) : It is disappointing that Tom can\'t come (Quả là thất vọng vì Tom không thể đến)

close