Sau khi học xong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, mỗi em học sinh đều có cảm nghĩ riêng. Em hãy viết thư cho bạn thân của em trao đổi cảm nghĩ của mình với bạnKể từ hôm chúng ta trao đổi với nhau về chương văn học dân gian, trong đó câu chuyện ngụ ngôn Kiến giết voi đã để lại cho chúng mình nhiều điều bổ ích và lý thú, bạn nhỉ? Từ đó đến nay cũng đã hơn một tháng rồi, Đề bài Sau khi học xong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, mỗi em học sinh đều có cảm nghĩ riêng. Em hãy viết thư cho bạn thân của em trao đổi cảm nghĩ của mình với bạn. Lời giải chi tiết Hà nội, ngày tháng năm Triệu Vi thân mến! Kể từ hôm chúng ta trao đổi với nhau về chương văn học dân gian, trong đó câu chuyện ngụ ngôn Kiến giết voi đã để lại cho chúng mình nhiều điều bổ ích và lý thú, bạn nhỉ? Từ đó đến nay cũng đã hơn một tháng rồi, chắc bạn cũng như mình bận học lắm phải không? Hôm nay, điều gì đã thôi thúc bạn viết thư cho mình đấy? Phải chăng là anh Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài? Chúng mình cùng tranh luận nhé! Trước khi vào phần việc chính, mình không thể không bày tỏ niềm vui của mình với bạn. Càng nghĩ mình càng thấy vui bạn ạ. Bởi chúng mình tuy xa cách nhau nhưng lại rất gần. Tình bạn của chúng ta sẽ không bao giờ phai nhạt vì mình đều giống nhau ở chỗ là rất thích học văn và hay tranh luận về các tác phẩm mình đã học. Nếu bạn mà không biên thư cho mình thì mình cũng biên thư cho bạn mỗi khi đọc hoặc học xong tác phẩm hay. Bây giờ mình và Vi cùng quay về để “sống” với nhân vật của chúng mình nhé! Vi hỏi mình có thích Dế Mèn không hả? Xin trả lời ngay với bạn ràng mình thích lắm đấy! Vi biết không, càng đọc càng thích thú bạn ạ. Cả tác phẩm là một bức tranh sinh động về tổ chức của các loài côn trùng nhỏ bé và rất quen thuộc của tuổi thơ chúng ta, nhất là trò chơi đá dế nữa ai mà chẳng thích? Bạn có thể tưởng tượng những lúc thức khuya đọc “Dế Mèn” là khi mình ngủ chiêm bao đấy, mình thấy mình cùng với Dế Mèn đi phiêu lưu khắp nơi, gặp cào cào, châu chấu, chuồn chuồn nữa chứ. Bạn có thấy ngộ nghĩnh khi “Dế ta” vỗ cánh bay một đoạn trong cảnh náo nức đi hội của họ hàng nhà chuồn chuồn không? Còn mình đến đây tuy có một mình nhưng bật cười và thốt lên: “văn chương giúp mình cảm nhận được thế giới loài vật sinh động quá!”. Mỗi khi ra gặp ổ kiến, hay những lúc trời mưa nghe nhái- kêu la mình lại liên tưởng đến họ hàng nhà kiến, bọ ngựa, ếch nhái trong tác phẩm. Càng nghĩ mình càng phục Tô Hoài, một nhà văn tuyệt vời. Có lẽ nhà văn phải quan sát, nghiên cứu kỹ lắm thì mới miêu tả được những cảnh sinh hoạt của các con vật vô cùng tinh tế và hấp dẫn người đọc đến như vậy! Phải nói là các nhân vật trong truyện đều thu hút mình Vi ạ. Lúc nào hình ảnh Dế Mèn, Dế Trũi, võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Choắt cùng các cuộc phiêu lưu, các cuộc đánh nhau cũng ở trong tâm trí của mình. Bạn có cảm giác như mình không? Trong thư bạn có nói với mình rằng chỉ có đọc truyện thôi chứ chưa được nhìn con Dế Mèn ở Việt Nam bao giờ, thế mà các bạn nhỏ ở một trường học ở Mát-xcơ-va đã yêu thích chú Dế Mèn của bác Tô Hoài. Các bạn đã say sưa đắp một con Dế Mèn bằng thạch cao gửi cho bác Tô Hoài và hỏi xem có giống với con Dế Mèn ở ngoài đời hay không? Thật khó có thể tin được rằng trong niềm vui bất ngờ và sung sướng, bác Tô Hoài đã viết thư trả lời các bạn ở Mát-xcơ-va: con dế các bạn đắp rất giống với con dế thật ở Việt Nam. Phải chăng ngoài tài quan sát và hiểu biết về thế giới loài vật, nhà văn phải yêu thiên nhiên lắm! Đặc biệt là đối với trẻ thơ, tác giả đã dồn hết tâm trí và lòng yêu quí trẻ để viết lên thiên truyện này, để cho mình, bạn và tất cả thiếu nhi Việt Nam, thế giới đều hâm mộ có phải không Vi? Triệu Vi thân mến! Theo mình, Tô Hoài không chỉ có ý miêu tả cuộc sống của loài vật mà qua sinh hoạt của chúng, tác giả ngụ ý muốn nội về cuộc sống của con người. Mỗi con vật trong truyện là đại diện cho một lớp người khác nhau trong xã hội. Nói đến đây mình mới nhớ, lúc nghe cô giáo giảng phần này mình chưa thấm lắm đâu. Đến khi về nhà, đọc đi đọc lại, càng suy nghĩ càng thấm thía ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Mình thầm nghĩ, cứ gì cứ phải truyện ngụ ngôn mới rút ra được bài học triết lý nhân sinh mà truyện “đồng thoại” cũng chả kém gì, hơn thế nữa còn thú vị nữa phải không Vi? Vi đã đọc truyện Cái tết của Mèo Con của nhà văn Nguyễn Đình Thi chưa? Cũng vui và thấm thía lắm đấy! Vi à! Chắc bạn cũng đồng ý với tôi nhân vật chính Dế Mèn là nhân vật mình yêu thích nhất phải không? Dế Mèn thích cuộc sống tự lập và đã thực hiện ý định đó một cách sinh động qua cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn. Dế Mèn tuy nghịch ngợm dại dột, nhưng biết ăn năn hối lỗi, biết tôn trọng lẽ phải, công bằng, có lòng vị tha, hết lòng hết sức vì muôn loài và luôn phấn đấu thực hiện lí tưởng đoàn kết các loài vật vì một thế giới hoà bình và hữu nghị, thuỷ chung với anh em kết nghĩa. Suy nghĩ ấy, lí tưởng ấy lãng mạn thật và tuy không có cơ sở thực hiện được nhưng ta thấy nó đáng yêu vô cùng. Mặc dầu nó có màu sắc không tưởng nhưng qua đó ta cũng thấy được ý nghĩ tốt đẹp của Dế Mèn. Bạn nghĩ có phải như thế không? Văn học thật muôn màu muôn vẻ, nó thu hút chúng ta, nó thôi thúc ta cứ phải suy nghĩ, tìm tòi, nó gợi cho ta bao cảm xúc kì diệu. Mình mong rằng hai chúng mình cùng giữ mãi sở thích đọc truyện, đọc thơ và bàn luận văn học. Tuy ước mơ trở thành nhà văn thì thật khó, nhưng say mê văn học là điều mình và Vi đã có, không nên bỏ sở thích này vì mỗi tác phẩm văn học đều mang lại những điều tốt đẹp cho đời sông tâm hồn con người đúng không Vi. Cuối thư, mình mong muốn bạn luôn dồi dào sức khoẻ và học tốt. Đừng quên viết thư trao đổi văn học với mình nhé! Qua bạn cho mình gửi lời chúc sức khoẻ hai bác và gia đình. Hẹn gặp bạn trong thư sau. Xiết chặt tay bạn. Chào thân ái! Bảo Phượng. HocTot.Nam.Name.Vn
|