Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689 - 1775)

S.Đ. Môngtexkiơ (Montesquieu S.D.) là một trong những nhà sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp của nghị viện có tinh thần tiến bộ

S.Đ. Môngtexkiơ (Montesquieu S.D.) là một trong những nhà sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp của nghị viện có tinh thần tiến bộ. Ngay từ nhờ ông đã say mê văn học cổ và luật học. Sau này, bên cạnh việc tham gia các công tác xã hội, như làm chủ tịch nghị viện Boócđô, ông còn đặc biệt say mê nghiên cứu các vấn đề triết học, vật lý. Năm 1728, ông được cử làm thành viên của Viện hàn lâm khoa học Pháp.

Thế giới quan của Môngtexkiơ chủ yếu thể hiện trong các vấn đề xã hội. Khẳng định các quan niệm thần học về lịch sử chỉ là tầm thường hoá xã hội và con người, Môngtexkiơ ngay từ đầu đã tìm cách giải thích các hiện tượng xã hội một cách tự nhiên, khẳng định các hiện tượng xã hội và tự nhiên có sự thống nhất với nhau và đều tuân theo các quy luật nhất định. Nếu như nhà tư tưởng nổi tiếng Vicô coi nguồn gốc của sự phát triển xã hội - đó là lý tính Thượng đế, thì Môngtexkiơ, ngược lại, cho rằng tính quy luật của xã hội nằm ngay trong chính bản chất bên trong của xã hội, chứ không phải được áp đặt từ bên ngoài. Môngtexkiơ là một trong những người đầu tiên nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển kinh tế và sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội. Theo ông, có hai dạng quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử nhân loại. Thứ nhất, là các quy luật “tự nhiên“ xuất phát từ bản chất sinh vật của con người như kiếm sống, tìm thức ăn, bảo tồn nòi giống V.V.. Thứ hai, là các quy luật “đơn thuần xã hội”. Khác với Hốpxơ, Môngtexkiơ cho rằng cùng với sự ra đời của xã hội thì các cuộc chiến tranh giữa người với người càng phát triển mạnh. Các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp, những cuộc chiến tranh và xung đột đó hoàn toàn mang bản sắc xã hội. Nhưng chính sự có mặt của chúng “đòi hỏi phải thiết lập luật pháp giữa ngưòi với người”, trên cơ sở đó xuất hiện nhà nước. Nhà nước có nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và giữa mọi người trong xã hội.

Tuy nhiên, quá nhấn mạnh sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, Môngtexkiơ chưa đánh giá đúng mức đặc thù riêng của các quy luật xã hội: Điều này thể hiện rõ khi ông, một mặt, đề cao vai trò của sản xuất vật chất; mặt khác, lại khẳng định chính điều kiện địa lý đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của tiến trình lịch sử. Từ sự khác nhau về điều kiện địa lý ở các vùng trên trái đất dẫn đến sự khác nhau giữa các dân tộc, các quốc gia về chủng tộc, lối sống, văn hoá, và cả hệ thống luật pháp và thể chế xã hội V.V.. (Uy quyền của khí hậu, theo nhận xét của Môngtexkiơ, mạnh hơn mọi uy quyền”. Khí hậu là yếu tố địa lý quan trọng nhất quyết định sự phát triển của xã hội. “Chính sự nhu nhược của các dân tộc những vùng khí hậu nóng hầu như luôn luôn làm cho họ trở thành nô lệ, trong khi đó sự dũng cảm, kiên định của các dân tộc vùng khí hậu lạnh đã đem lại tự do cho họ”. Vì vậy mọi hình thức pháp luật, thể chế nhà nước, chiến lược và sách lược phát triển của các quốc gia đều cần phải được xây dựng dựa trên cơ sở tính toán các điều kiện địa lý.

Đề cao vai trò của các phương pháp duy cảm trong việc phân tích các hiện tượng xã hội. Môngtexkiơ phê phán các quan niệm duy lý kinh viện chỉ bàn đến xã hội một cách chung chung, đưa ra các quan niệm xã hội một cách hồi hộp thiếu những cứ liệu phân tích cụ thể. đề nghiên cứu xã hội, theo Môngtexkiơ, chúng ta phải tính đến những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Thế giới quan của Môngtexkiơ chứa đựng nhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Một mặt, ông phủ nhận sự hoàn toàn bình đẳng trong xã hội, vì thế xã hội sẽ không có cạnh tranh và do vậy không thể phát triển được mặt khác, ông phê phán sự bất công trong quan hệ giữa mọi người.

Từ đó Môngtexkiơ đề nghị các quốc gia không nên tiến hành chiến tranh, mà nên sử dụng các thành tựu khoa học vào sự phát triển xã hội. "Nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn, quần áo - những thứ có lợi cho sức khỏe" . Các dân tộc hãy hướng tới hòa bình và công lý. "Luật pháp quốc tế, dĩ nhiên cần dựa trên nguyên tắc, theo đó các dân tộc khác nhau cần phải vì sự nghiệp hòa bình làm điều thiện cho nhau tới mức tối đa .. trong khi không từ bỏ những quyền lợi chính đáng của mình". Những quan niệm trên đây của Môngtexkiơ thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới, đem lại tự do cho mọi người.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Phrăngxoa Mari Vônte (1694 -1778)

    Phrăngxoa Mari Vônte (Francois Marie Voltaire) là một nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. Cùng với Môngtexkiơ, ông là một trong những người sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp

  • Gian Giắc Rútxô (1712 - 1778)

    Gian Giắc Riítxô (Jean Jacques Rousseau) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng (1789 - 1794)

  • Đêni Điđrô (1713 - 1784)

    Đêni Điđrô là nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp, người chủ biên của bộ Bách khoa toàn thư - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp, mà cả Tây Âu thế kỷ XVIII nói chung

  • Giulen Ôphrơ La Metri (1709 -1751)

    G.Ô. La Metri là một trong những nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Cũng như Điđrô, thế giới quan của ông xuất phát chủ yếu từ vật lý học duy vật của Đềcáctơ

  • Lý thuyết: Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII

    Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới

close