Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyềnNói tới nhà nước pháp quyền là nhấn mạnh tính tối thượng, vị trí, vai trò của pháp luật. Vì vậy có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cái khác nhau là ở tính từ của khái niệm “pháp quyền”. Câu hỏi. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền? Trả lời: Nói tới nhà nước pháp quyền là nhấn mạnh tính tối thượng, vị trí, vai trò của pháp luật. Vì vậy có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cái khác nhau là ở tính từ của khái niệm “pháp quyền”. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quan niệm của Hồ Chí Minh có các nội dung chính sau đây: Một là, Hồ Chí Minh quan tâm tới nhà nước pháp quyền từ sớm, khi chưa phải là người cộng sản. Năm 1919. Trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây (Pháp) đã nêu yêu cầu cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam”. “Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng các đạo luật”. Trong Việt Nam yêu cầu ca, một cách chuyển thể Yêu sách của nhân dân An Nam thành văn vần. có đoạn: “Một xin tha kẻ đồng bào Vì chưng chính trị mắc vào tù giam. Hai xin phép luật sửa sang. Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng. Những tòa đặc biệt bất công, Giám xin bỏ dứt rộng dung dân lành. Ba xin rộng phép học hành. Mở mang kỹ nghệ lập thành công thương. Bốn xin được phép hội hàng, Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do. Sáu xin được phép lịch du, Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình. Bảy xin hiến pháp ban hành. Trăm đều phải có thần linh pháp quyền. Tám xin được cử nghị viên, Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân”[1]. Hai là, xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến. Một trong những quan tâm của Hồ Chí Minh là nhà nước ra đời từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám phải là nhà nước hợp pháp, hợp hiến. Chính vì vậy ngay khi cách mạng vừa thành công. Hồ Chí Minh đã muốn toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới biết và ghi nhận sự kiện này một cách chính đáng, công khai. Người đã chuẩn bị sớm cho việc dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Chỉ một ngày sau khi đến ở số nhà 48 Hàng Ngang, trong cuộc họp Thường vụ Trung ương ngày 26-8-1945, Người đề nghị chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập và tổ chức míttinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. Người nhấn mạnh những việc cần làm ngay trước khi quân đội Tưởng vào Đông Dương tước vũ khí của quân đội Nhật. Chỉ trong vòng khoảng 5 ngày, Người đã hoàn thành bản Tuyên ngôn độc lập. Đọc Tuyên ngôn độc lập chính là khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Một ngày sau, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội, có Quốc hội sẽ lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức của Nhà nước mới. Cuộc Tống tuyển cử được tiến hành ngày 6-1-1946 đã thể hiện tinh thần dân chủ, bình đẳng; đã bầu ra được những đại biểu ưu tú vào Quốc hội. Ngày 2-3-1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên, lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra đời. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam mới. Ba là, tăng cường tính nghiêm minh, hiệu quả của pháp luật và tăng cường giáo dục đạo đức. Tính nghiêm minh, hiệu quả của pháp luật trước hết thể hiện ở khâu soạn thảo Hiến pháp. Hồ Chí Minh đã có công hiến lớn trong việc soạn thảo Hiến pháp 1946 và 1959. Nhưng một việc làm hết sức quan trọng là đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống. Hồ Chí Minh chú ý xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa để bảo đảm quyển làm chủ thật sự của nhân dân. Nền pháp chế đó có hiệu lực với tất cả mọi cơ quan nhà nước và cá nhân. Hồ Chí Minh luôn luôn nêu một tấm gương sáng trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền chứa đựng nội dung khoa học của pháp luật. Vì vậy, Hồ Chí Minh quan tâm tới việc giáo dục pháp luật cho mọi người, phát huy tính tích cực chính trị của công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước. Nâng cao dân trí để nhân dân hiểu pháp luật, hiểu quyền lợi và làm tốt nghĩa vụ công dân. Thực thi pháp luật là dân chủ và dân chủ là một biểu hiện của pháp luật. Người thường nhắc nhở làm sao cho mọi người biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân có năng lực làm chủ, dám nói, dám làm. Đây là một khía cạnh của văn hóa chính trị. Trong khi chú trọng tính nghiêm và minh của pháp luật như “pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào và làm nghề nghiệp gì”, hoặc “không vì công mà quên lỗi vì lỗi mà quên công”, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới giáo dục đạo đức. Theo Người, đối với những người do chế độ cũ để lại như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu. Nhà nước phải dùng vừa pháp luật vừa giáo dục đạo đức để cải tạo họ, giúp đỡ họ trở nên những người lương thiện. Sự kết hợp “đức trị" với “pháp trị” là một nét đặc sắc trong tư tưởng vá cách làm của Hồ Chí Minh.
|