Quan điểm duy vật lịch sử về bản chất của con người? Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm đó.

- Quan điểm duy vật lịch sử về bản chất của con người Theo C. Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

-     Quan điểm duy vật lịch sử về bản chất của con người

Theo C. Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

-    Phân tích nội dung chính của quan điểm trên

Quan niệm của C. Mác về bản chất của con người đã khác

phục được hạn chế nào của quan niệm duy vật siêu hình vể bản chất của con người và đem lại quan niệm mới nào?

Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật lịch sử về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con ngưòi là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách “người”, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Với quan niệm đó có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng hòa của các quan hệ xã hội”, bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,...

-    Ý nghĩa phương pháp luận nhận thức và thực tiễn rút ra từ quan niệm duy vật lịch sử về con người và bản chất của con người

Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.

Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thác đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chu nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhầm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.

HocTot.Nam.Name.Vn

close