Phương pháp giải một số bài toán áp dụng định luật bảo toàn electronCách giải một số bài toán theo phương pháp bảo toàn electron. * Một số lưu ý cần nhớ +, Trong phản ứng OXH – Khử, tổng số mol e nhường bằng tổng số mol e nhận. Ta thường áp dụng phương pháp này đối với những bài toán có xảy ra phản ứng OXH Khử. Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hơn trong khâu tính toán mà không cần phải viết quá nhiều phương trình. Dưới đây là một số dạng toán và vài ví dụ cụ thể * Dạng 1: Kim loại tác dụng với dung dịch axit không có tính OXH mạnh (HCl, H2SO4 loãng) * Một số lưu ý cần nhớ: Khi cho a mol kim loại M tan hoàn toàn vào dung dịch HX thu được b mol H2. => Sau phản ứng ta thu được dung dịch muối MXn và khí H2. Ta có quá trình trao đổi e như sau: M → Mn+ + ne a an (mol) 2H+ + 2e → H2 b 2b (mol) Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: an = 2b * Một số ví dụ cụ thể: Ví dụ 1: Hòa tan 1 hỗn hợp 14,5 gam (Fe, Mg, Zn) bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch X có chứa 35,8 gam muối. Tính thể tích khí H2 thu được sau phản ứng. Hướng dẫn giải chi tiết Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m KL + m Cl- = m Muối => m Cl- = 35,8 – 14,5 = 21,3 (gam) => n Cl- = 21,3 : 35,5 = 0,6 (mol) => Số mol e nhường = n Cl- = 0,6 (mol) => n H2 = 0,6 : 2 = 0,3 (mol) V H2 = 0,3 * 22.4 = 6,72 (lít) Ví dụ 2: Cho 5 gam Mg, Zn vào dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít H2. Số mol Mg thu được là? Hướng dẫn giải chi tiết: Gọi số mol Mg, Zn lần lượt a, b mol n H2 = 3,136 : 22,4 = 0,14 mol Khối lượng của kim loại nặng 5 gam => 24 a + 65 b = 5 (I) Ta có quá trình nhường nhận e như sau:
=> Áp dụng định luật bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,28 (II) Từ (I) và (II) => a = 0,1 mol ; b = 0,04 mol Vậy số mol Mg có trong hỗn hợp là 0,1 mol Ví dụ 3: Cho 9,32 gam Mg và Zn vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng: A. Mg và Zn tan hết, H2SO4 dư B. Mg và Zn, H2SO4 đều hết C. Mg và Zn dư, H2SO4 hết D. Mg hết, H2SO4 hết, Zn dư Hướng dẫn giải chi tiết n H2SO4 = 0,4 mol. Gỉa sử H2SO4 phản ứng hết => n e trao đổi = n H+ = 0,8 mol => n hh kim loại = 0,8 : 2 = 0,4 (mol) Mặt khác 9,32 : 24 > n hh > 9,32 : 65 => 0,39 > nHH > 0,14 Mà 0,4 > 0,39 => Sau phản ứng axit còn dư, kim loại tan hết. Đáp án A * Dạng 2: Kim loại và một số hợp chất tán dụng với dung dịch axit có tính OXH mạnh * Một số lưu ý cần nhớ: + Đối với kim loại tác dụng với HNO3 Hầu hết các kim loại đều tác dụng với dung dịch HNO3 (trừ Au, Pt). Al, Fe, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc nguội Để giải bài toán axit nitric tác dụng với kim loại thường được giải bằng phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng. Theo các phương pháp này, có 3 phương trình rất quan trọng cần nhớ là: ne = nkim loại.hóa trịkim loại = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 nHNO3 phản ứng = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 mmuối = mkim loại + 62ne + Đối với kim loại tác dụng với H2SO4 H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) → muối trong đó kim loại có hóa trị cao + H2O + SO2 (S, H2S). Bài tập kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc thường gặp nhất là tạo khí SO2, khi giải thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố: ne = nkim loại.hóa trịkim loại = 2nSO2 nH2SO4 phản ứng = 2nSO2 mmuối = mkim loại + 96nSO2 - H2SO4 đặc nguội thụ động với Al, Fe và Cr. * Một số ví dụ cụ thể Ví dụ 1: Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,5 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. A. 0,95. B. 0,86. C. 0,76. D. 0,9. Hướng dẫn giải chi tiết: Gọi n NO, n N2O lần lượt là 2a, 3a mol Ta có: n Al = 13,5 : 27 = 0,5 (mol) Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
Áp dụng định luật bảo toàn electron => 1,5 = 6a + 24a => 30a = 1,5 => a = 0,05 (mol) n NO = 0,1 mol; n N2O = 0,15 mol => n HNO3 = 4 * n NO + 10 * n N2O = 0,1 * 4 + 0,15 * 10 = 1,9 mol CM HNO3 = 1,9 : 2,5 = 0,76M Đáp án C Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí X duy nhất (đktc). Khí X là : A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2. * Hướng dẫn giải cụ thể: n Zn = 6,5 : 65 = 0,1 mol n X = 0,448 : 22,4 = 0,02 (mol) n e nhường = 2 * n Zn = 0,2 (mol) => 0,02 mol X nhận 0,2 mol e => 1 mol X nhận 10 mol e Vậy X là khí N2. Đáp án A Ví dụ 3: Hòa tan 8,4 gam Fe trong dung dịch HNO3 dư, tính thể tích khí NO bay ra, biết NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3 A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít * Hướng dẫn giải cụ thể n Fe = 8,4 : 56 = 0,15 (mol) Ta có quá trình trao đổi electron như sau:
Áp dụng đinh luật bảo toàn electron n e nhận = n e nhường = 0,45 mol => n NO = 1/3 n e nhận = 0,45 : 3 = 0,15 mol V NO = 0,15 * 22, 4 = 3,36 lít Đáp án B Dạng 3: Một số bài toán có chứa phản ứng OXH KHỬ khác: Ví dụ 1: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là : A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32. Hướng dẫn giải chi tiết: n NO = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol Xét 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Đặt số mol Fe, O lần lượt là a, b => 56a + 16b = 3 (I) Áp dụng định luật bảo toàn electron: => 3 * nFe = 2 * n O + 3 * n NO => 3a = 2*b + 3 * 0,025 => 3a – 2b = 0,075 (II) Từ (I) và (II) => a = 0,045; b = 0,03 => m = n Fe * 56 = 0,045 * 56 = 2,52 (gam) Đáp án A Ví dụ 2: Nung hỗn hợp X gồm 13,44 gam Fe và 7,02 gam Al trong không khí một thời gian, thu được 28,46 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là : A. 11,2. B. 22,4. C. 5,6. D. 13,44. Hướng dẫn giải chi tiết: n Fe = 13,44 : 56 = 0,24 (mol) n Al = 7,02 : 27 = 0,26 (mol) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => m KL + m O = m Y => m O = 28,46 – 13,44 – 7,02 = 8 (gam) => n O = 8 : 16 = 0,5 (mol) Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3 * n Fe + 3 * n Al = 2 * n O + 2 * n SO2 => n SO2 = 0,25 (mol) => V SO2 = 0,25 * 22,4 = 5,6 lít Đáp án C HocTot.Nam.Name.Vn
|