Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935Tóm tắt mục III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục 1 1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng a) Pháp đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng sau phong trào 1930 - 1931 * Khủng bố, đàn áp quân sự - Pháp tăng cường các hoạt động kìm kẹp, đàn áp lực lượng cách mạng => nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. * Thủ đoạn mị dân - Về chính trị: tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ. - Về kinh tế: cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình công cộng. - Về văn hóa - xã hội: cho tổ chức một số trường Cao đẳng; lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. => Các hoạt động đàn áp, khủng bố của Pháp khiến cho phong trào cách mạng ở Việt Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. b) Hoạt động đấu tranh để khôi phục lực lượng cách mạng - Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng. - Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng. - Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng. - Dựa vào chương trình hành động, phong trào quần chúng được nhen nhóm trở lại và ngày càng phát triển. - Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần được khôi phục và củng cố. - Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục. Mục 2 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1935 tại Ma Cao
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong - Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc), có 13 đại biểu trong và ngoài nước. - Những quyết định quan trọng của Đại hội: + Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc. + Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng, vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ. + Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. => Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng,... ND chính
Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935 HocTot.Nam.Name.Vn
|