Phân tích những thay đổi thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại?

Trong điều kiện mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức, thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp đã thực hiện các bước điều chỉnh và cải cách lớn.

Trong điều kiện mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức, thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp đã thực hiện các bước điều chỉnh và cải cách lớn.

Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức hàng ngang và mạng lưới. Phương hướng cải cách là xoá bỏ hệ thống kiểu kim tự tháp truyền thống như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và theo chiều dọc, thay thế bằng hệ thống kiểu mạng lưới phân quyền, ít tầng thứ và theo chiều ngang; nhằm giảm bớt khâu trung gian, thông tin thuận lợi, đơn giản trình tự quyết sách; phát huy đầy đủ tính chủ động và trách nhiệm của toàn thể công nhân, nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Để thích ứng với những thay đổi từ thể chế sản xuất theo "đơn đặt hàng", doanh nghiệp thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống sản xuất bằng máy tính, chế độ cung cấp thích hợp và cở chế phát triển theo nhu cầu (tức khâu sản xuất càng gần gũi với khách hàng hơn).

Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động, lấy con ngưòi làm gốc, yêu cầu đối với công nhân chủ yếu không phải là điều kiện về thể lực mà là phải có kỹ năng và tri thức cao hơn, để họ phát huy tính chủ động và tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, xuất hiện xu thế hai loại hình lớn hoá và nhỏ hoá cùng hỗ trợ nhau tồn tại. Các doanh nghiệp lớn đã không ngừng mở rộng ưu thế về quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường của công ty. Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt hơn, có tinh thần sáng tạo hơn cũng được phát triển mạnh mẽ, làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa có sức sống và hiệu quả cao.

HocTot.Nam.Name.Vn

close