Phân tích đoạn Những đứa trẻ trích trong tác phẩm Thời thơ ấu của văn hào Go-rơ-ki để cho thấy tâm hồn và tình bạn tuổi thơ thật vô cùng hồn nhiên, trong sáng.Đọc chương 9 tập Thời thơ ẩu, dõi theo hành trình của cậu bé Pê-scốp, lòng chúng ta xôn xao rung động trước vẻ đẹp một tâm hồn thơ bé. Tình bạn, tình yêu bà của bé A-li ô-sa Pê-scốp nhiều rung động, chứa chan. Tình bạn trong sáng hay tình bà cháu sâu nặng là nguồn sức mạnh nâng đỡ tâm hồn tuổi thơ. Nhà văn Mac-xim Go-ro-ki cũng ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ ấy trong chương IX “Những đứa trẻ” trích trong tiểu thuyết “Thời thơ ấu”. Tình bạn tuyệt đẹp giữa A-li-o-sa và ba đứa con của đại tá Op-xi-an-ni-cop đó không chỉ là tình cảm ngẫu nhiên mà đó là điều tất yếu. Đó là một trái tim nhân hậu của A-li-o-sa một lần tình cờ cùng hai đứa lớn kéo dây gàu lên và cứu sống thằng em nhỏ do chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng, tình bạn được nảy mầm một cách tự nhiên như thế. Nhưng tình cảm bền chặt đó càng lớn dần lên khiến tác giả chưa một lần quên khi tự thuật về tuổi thơ của mình. Bốn đứa trẻ chơi với nhau, ở gần nhau chúng thấy bạn của mình cũng trải qua nhiều bất hạnh. Tâm hồn trẻ thơ tìm đến nhau cũng chính là tìm kiếm sự đồng cảm, sẻ chia. Chúng bên nhau như keo sơn, ruột thịt, vắng bóng những người bạn, cậu bé A-li-o-sa mong đợi da diết và đếm thời gian một cách chán nản: “Có đến một tuần không thấy ba anh em nhà ấy ra sân chơi”. Tiếng gọi thân mật của thằng anh lớn xóa bỏ rào cản của giai cấp để chúng trở nên gần nhau hơn: “Xuống đây chơi với chúng tớ!”. Tình bạn trẻ thơ chân thành có khi được thể hiện một cách giản dị như thế. Chúng tâm sự, trò chuyện với nhau về hoàn cảnh gia đình mình. Đồng cảnh ngộ mồ côi mẹ, lại hay bị người lớn đánh đập, những đứa cảm thấy cần nhau hơn. A-li-o-sa cảm thông khi thấy những đứa bạn lắng nghe chuyện cổ tích “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” . Nếu cậu bé A-li-o-sa ngây thơ tin vào thế giới cổ tích nhiệm màu rằng người chết sẽ sống lại thì thằng anh lớn nhận rõ hiện thực không xảy điều đó. “Đấy là những chuyện cổ tích…”. Cậu bé có lẽ cũng cảm nhận được nỗi buồn, cay đắng không gì khỏa lấp được khi vắng bóng mẹ. Sự im lặng, “thằng nhỏ nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia chống khuỷu tay lên đầu gối…ấn em nó cúi xuống”. Không khí trầm buồn chưa bị cắt ngang bởi một ông già- ông đại tá già, một thử thách đặt ra cho tình bạn khi người cha già dữ dằn cấm đoán khiến mấy đứa trẻ vừa sợ hãi, buồn “lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà” như “những con ngỗng ngoan ngoãn”. Hình ảnh so sánh chính xác khắc họa hình tượng đáng thương của những đứa trẻ đã quen bị chèn ép, roi vọt. Còn với A-li-o-sa, “ông ta nắm chặt lấy vai, giơ ngón tay dọa”, làm cậu sợ phát khóc. Sức mạnh mãnh liệt của tình bạn không gì chia cắt nổi, dù đó là những trận đòn của ông đại tá hay ông ngoại. “Tôi vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy và cảm thấy rất vui thích”. Chúng còn tạo ra một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào và cẩn thận “đứng canh đề phòng ông đại tá bất chợt gặp chúng tôi”. Những cuộc gặp gỡ chuyện trò vẫn tiếp diễn như trước và chẳng bao giờ chúng nói về bố và dì ghẻ. Chi tiết ngộ nghĩnh trong trích đoạn, khi A-li-o-sa kể lại những chuyện bà đã kể, “quên chỗ nào,… chạy về nhà hỏi lại bà”. Tình cảm đó thật vô tư, trong sáng. Bên cạnh tình bạn bền chặt, tuổi thơ của nhà văn còn hạnh phúc khi được sống trong tình thương của người bà hiền hậu. Những câu chuyện cổ tích bà kể nuôi dưỡng tâm hồn thơ ngây của A-li-o-sa giúp cậu không mất niềm tin vào cuộc đời. Cậu may mắn hơn những người bạn của mình bởi chúng chẳng được ai trong gia đình chở che, đùm bọc. Tiếng thở dài của thằng lớn khi nghe A-li-o-sa kể về bà mình, khiến ta không khỏi nghĩ ngợi: “Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…”. Lời nói vẫn bình dị, kết thúc bằng dấu chấm lửng, gợi những nỗi buồn xa xăm thẳm sâu trong cặp mắt cậu. Qua đoạn trích “Những đứa trẻ” nhà văn người Nga giúp ta nhận thấy vẻ đẹp của tình bạn tuổi thơ đẹp đẽ và tình bà cháu nồng đượm. Đó chính là nguồn động lực sưởi ấm tâm hồn và thời ấu thơ bất hạnh. Nguồn: Sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|