Phân tích Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu.Thông qua lời tâm sự chân thành, bằng Bài ca chúc Tết thanh niên, Phan Bội Châu thiết tha kêu gọi thế hệ trẻ hãy từ bỏ lối sống tầm thường, quyết tâm tu dưỡng để đi theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Thông qua lời tâm sự chân thành, bằng Bài ca chúc Tết thanh niên, Phan Bội Châu thiết tha kêu gọi thế hệ trẻ hãy từ bỏ lối sống tầm thường, quyết tâm tu dưỡng để đi theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong những năm bị an trí ở Huế, thỉnh thoảng, Phan Bội Châu vẫn được bè bạn và bà con thân thuộc lui tới thăm viếng. Đặc biệt lớp thanh niên thành thị vẫn còn kì vọng ở cụ khá nhiều. Cụ Phan cũng rất có ý thức quan tâm bồi dưỡng thế hệ trẻ, bằng nhiều cách khắc nhau; trong đó tiêu biểu nhất có lẽ phải kể đến Bài ca chúc Tết thanh niên. Thông qua lời tâm sự chân thành, bằng Bài ca chúc Tết thanh niên, Phan Bội Châu thiết tha kêu gọi thế hệ trẻ hãy từ bỏ lối sống tầm thường, quyết tâm tu dưỡng để đi theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Mở đầu tác phẩm là ba tiếng gọi gấp gáp, giục giã: “Dậy! Dậy! Dậy'". Cách mớ đầu độc đáo này làm cho người đọc bị cuốn hút. Nhiều người bình giảng tác phẩm này vẫn chưa thống nhất tiếng gọi kia là của ai. Đọc đến câu thứ hai, ta có thể hiểu đây chính là tiếng gà gáy đánh thức mọi người: Dậy! Dậy! Dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy. Có thể tạm hình dung như thế này chăng: bên bàn để sách (án) nhà thơ thao thức băn khoăn vì nghiệp lớn chưa thành, bỗng nghe tiếng gà gáy đánh thức cá những người còn đang trong giấc ngủ. Trời đã sáng, chim chóc trên cây cất tiếng líu lo, chào mừng một ngày mới, náo nức niềm vui và chan hòa sức sống. Những điều đáng nói là tiếng gà và tiếng chim kia đâu có phai là tiếng gà, tiếng chim binh thường. Tiếng gà giục giã thôi thúc. Tiếng chim “chào mừng” Như vậy, những âm thanh đã được “nghe” qua tâm trạng hi vọng, mong chờ vào thời cơ mới và vào thế hệ mới. Đây chính là tâm trạng của một con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã bị kẻ thù bao vây, tìm mọi cách cắt đứt với thực tế đấu tranh của dân tộc, nhưng con người đó vẫn gắn bó với cuộc sống, tin tưởng ở thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Lời thơ thật mạnh mẽ, rắn rỏi, phấn chấn! Như vậy, tiếng thúc giục “Dậy! Dậy! Dậy!” cũng có thể hiểu chính là lời kêu gọi tâm huyết của Phan Bội Châu. Cách diễn đạt này người đọc có thế nhận thấy ở một vài tác phẩm khác của họ Phan. Chẳng hạn như trong Trùng Quang tâm sử, ông đã viết: “Non sông như cũ, thành quách y nguyên! Chủ nhân là ai? Quốc dân ơi! Đồng bào ơi! Dậy! Dậy! Dậy!”. Trước cảnh tượng “tân vận hội” sắp mở ra đó, nhà cách mạng cảm thấy chạnh buồn: khác với giọng điệu vui tươi ở phần trên, những câu thơ ở đây nhịp chậm lại như nặng trĩu ưu tư, phiền muộn. Tác giả nói về mình bằng những dòng thật chân thành, khiến người đọc xúc động sâu xa: Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng, Hai mươi năm lẻ, đã từng chua với xót Trời đất may còn thân sống sót, Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh. “Xuân” ở đây vừa có thể hiểu là xuân của đất trời, vừa có thể là để chỉ thế hệ thanh niên của đất nước. Trong càu “Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chúng thì “xuân” thê hệ thanh niên đã trở thành những người bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ. Vì là tri âm tri kỉ, nên nhà thơ bộc bạch hết nỗi niềm tâm sự. “Xuân” có hiểu nỗi đau của một người hơn hai mươi năm bôn ba (1905-1925) là “khách không nhà trong bốn biển”, nhưng rốt cuộc “trăm thất bại không một thành công?”. Trong nỗi đau này đúng là có cả cái “thẹn”, cái “buồn”, và cái “tủi”, lẫn sự chua xót, đắng cay. Đây là nỗi đau đớn của một nhân vật lịch sử kiệt xuất. Đau vì sự nghiệp cách mạng không thành. Đau vì hoài bão cứu nước, cứu dân không thực hiện được. Câu thơ 9 chữ được cắt đều thành ba nhịp đối nhau, mỗi trạng thái tình cảm lại kèm theo một hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, khắc họa rõ nét nỗi đau có tầm vóc núi sông, tầm vóc thời đại (Thẹn cùng sông / buồn cùng núi / tủi cùng trăng”). Nỗi đau của Phan Sào Nam có phần cũng giống như nỗi đau của người anh hùng Đặng Dung ở thế kỉ XV, khi “thù nước chưa xong đầu đã hạc”. Nhưng nó khác xa so với nỗi đau trong một số tác phẩm trốn văn đàn công khai đương thời, như Giọt lệ thu, hay Linh Phương kí. Con người có nỗi đau này sau mấy chục năm dài bôn ba tung hoành, đến nay, cuộc sống chỉ còn ngắn ngủi, không thể tính bằng năm mà chỉ tính bằng tháng, bàng ngày (“tháng ngày”) và chỉ mỗi một cách làm dịu người đi (“khuây khỏa”) nỗi lòng nói trên bằng cách trông chờ vào sự thức tỉnh của thế hệ trẻ (“lũ đầu xanh”). Ở đây, ta còn bắt gặp cái nhìn sáng suốt của Phan Bội Châu. Ông ý thức được vai trò lịch sử của mình đã chấm dứt, ông nghiêm khắc chân thành tự đánh giá bản thân. Hiểu được người không để, hiểu bản thân mình thật sự là một việc khó khăn gấp bội. Ở điểm này Phan Sào Nam cũng xứng đáng là một bậc vĩ nhân. Thái độ chân thành, tha thiết của tác giả khiến người đọc xúc động, tạo nên sức mạnh trong lời kêu gọi của ông ở phía cuối bài ca. Giờ đây, mang nỗi đau nói trên, “ông già Bến Ngự”, hướng toàn bộ tình cảm vào thế hệ thanh niên: Thưa các cô, các cậu, lại các anh. Bao nhiêu sự trân trọng quý mến gởi vào một chữ “thưa!”. Lúc này, nhà thơ đã tròn 60 tuổi, đã là một nhân vật lịch sử nổi tiếng nhưng vẫn xưng hô với “lũ đầu xanh” bằng giọng “thưa”. Một chữ “thưa” đủ sức làm người đọc cảm động. Điều ấy không chỉ phản ánh đức khiêm nhường của họ Phan, mà quan trọng hơn nó thể hiện tấm lòng thiết tha cứu nước. Đối với người chiến sĩ này, bất kể già, trẻ, gái, trai; sang hay hèn... ai có tinh thần vì sự nghiệp lớn ông đều có thái độ trân trọng, thậm chí tôn thờ. Đọc câu thơ: “Thưa các cô...” ta không khỏi nhớ tới lần Phan Bội Châu đã “ngàn vạn lạy” các chú tập binh để họ qua về với nhân dân, với đất nước {Việt Nam vong quốc sử). Vả lại, cách xứng hộ trịnh trọng nêu trên chính là sự chuẩn bị tạo không khí thích đáng để trình bày những vấn đề trọng đại tiếp sau. Như vậy, họ Phan đã tìm được ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp nhất để diễn đạt ý tưởng của mình. Lời chúc Tết của Phan Bội Châu khác hẳn những lời chúc Tết thường gặp. Trước hết, ông khẳng định: “Đời đã mới, ngày càng thêm đổi mới”. “Đời đã mới” chính là cơ hội mới, vận mệnh mới của dân tộc, của đất nước. Lúc nào con người cũng cần phải đổi mới. Nhưng vì có cơ hội mới, nên con người “càng” phải đổi mới nhiều hơn, nhanh chóng hơn. Sự đổi mới nói trên thể hiện ở việc cùng nhau đoàn kết giành chủ quyền đất nước, do cha chúng ta để lại: Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn. Đây là một công việc lớn lao nặng nề nên phải khéo léo (“Đi cho êm), phải kiên trì dũng cảm, khó khăn không lùi bước (“đứng cho vững, trụ cho gan”). Và đặc biệt là phải đoàn kết “xúm vai vào”, phải “liên hiệp lại”. Qua lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, qua kinh nghiệm hoạt động cách mạng của chính bản thân, Phan Bội Châu rất chú trọng đến yếu tố đoàn kết. Ngay từ 1905, trong một bức Thư gửi người trong nước khuyên nhân dân giúp tiền cho học sinh đi học ngoại quốc, ông đã khẳng định “Tình đoàn kết có thể vá trời”... “Hễ người đông thì xong công việc, đồng tâm thì sức sẽ khỏe; góp nhiều mảnh da lại đế may áo cừu, góp nhiều cây lại để chông nhà. Muôn búa vào rừng, cây to cũng ngã; xe cát suốt ngày, biển sâu cũng lấp”. Nói cho công bằng, nội dung trên đâu phải là chuyện hoàn toàn mới mẻ, nhưng nó vẫn hấp dẫn được người dọc không những do cách nói nhiệt huyết, mà còn bởi chính cuộc đời hoạt động cách mạng gian truân của người anh hùng họ Phan. Sau khi xác định phương hướng hành động chung, Phan Bội Châu khích lệ những “ai hữu chí” (tức là những ai nhận thấy “Tân vận hội”, quyết tầm phấn đấu rèn luyện “xốc vác cựu giang sơn”). Đầu tiên là sự “gắng gỏi” trong cuộc sống thường nhật để bỏ thói quen đã lỗi thời: Cởi lốt xưa mà tu dưỡng tinh thần. Không nên quá sa vào những đòi hỏi thường nhật: Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn. Cách nói của họ Phan khá cụ thể, đầy đủ, các chi tiết nêu ra quen thuộc với mọi người, nhưng lại không vụn vặt, nhàm chán. Vấn đề này được trình bày thật lôgic: thiếu những “gắng gỏi” hàng ngày, sao có thể làm được những việc phi thường: Đúc gan sát để dời non lấp bể, Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Hai câu thơ trên phác họa được hình ảnh kì vĩ của con người sống có chí khí lớn lao, bên gan phấn đấu vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Câu “Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” là một sáng tạo độc đáo của tác giả, diễn tả rất hay tinh thần cảm tử, thái độ quyết tâm cùng nhiệt huyết (“máu nóng”) theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để tẩy rửa vết nhục nhã phải làm dân một nước nô lệ. Y tẩy rửa này trước đây Nguyễn Đình Chiểu đã có lần nói đến trong bài Xúc cảnh: “Chừng nào Thánh đế ân soi thấu - Một trận mưa nhuần rửa núi sông”. Tuy nội dung có phần giống nhau, nhưng rõ ràng cách nói của họ Phan gây ấn tượng, sâu đậm hơn, mạnh mẽ hơn. Hai câu thơ nói trên cho người đọc hiểu thêm khí phách của “ông già Bến Ngự”. Cho dù bị kẻ thù kiềm tỏa, họ Phan vẫn công khai thể hiện lập trường “không đội trời chung với quân giặc”. Hơn nữa, trong hoàn cảnh thực dân Pháp ra sức xuyên tạc làm tiêu ma ý chí cứu nước của dân tộc, khi không ít thanh niên còn đương “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước” (Tố Hữu)..., ta càng thấm thía ý nghĩa to lớn của những lời kêu gọi trên đây. Kết thúc Bài ca chúc Tết thanh niên tác giả mượn một câu trong kinh điển nhà Nho để tô đậm thêm nội dung đã trình bày ở trên: Năm mới đến, thanh niên cần có tư tưởng mới, cách sống mới: Chữ rằng: “Nhật nhật tân, hựu nhật tân”... Tóm lại, tuy còn một số hình ảnh ngôn ngữ có phần đã cũ, nhưng Bài ca chúc Tết thanh niên vẫn là một thành công tiêu biểu cho bút pháp tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu. Đây chính là lời kêu gọi thanh niên lên đường cứu nước chân thành tha thiết của “ông già Bến Ngự”. hoctot.nam.name.vn
|