Phần 1: Tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học trang 30 chuyên đề học tập văn 12 - cánh diều

Mục 1. Tác phẩm văn học nêu lên những nội dung lớn nào? Vì sao trước hết cần hiểu khái niệm hình tượng nghệ thuật?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

mục 1 Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 mục 1 trang 30 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Mục 1. Tác phẩm văn học nêu lên những nội dung lớn nào? Vì sao trước hết cần hiểu khái niệm hình tượng nghệ thuật?

Phương pháp giải:

Đọc bàivà chú ý đến nội dung của Tác phẩm văn học từ đó khái quát thành nội dung lớn, liên hệ với các ngành khác để trả lời câu hỏi tiếp theo.

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm văn học nêu lên những nội dung: 

    - Khái niệm: Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác (lao động nghệ thuật) của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể; đơn vị độc lập cơ bản của văn học

    - Phân loại: Tác phẩm có thể tồn tại dưới hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật (được ghi giữ bằng văn tự), có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc bằng văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học nhất định (tự sự, trữ tình, kịch), một thể tài văn học nhất định. 

    - Độ dài ngôn bản hoặc văn bản tác phẩm có thể từ một câu (tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ…) đến hàng ngàn, hàng vạn câu (sử thi, tiểu thuyết nhiều tập…)

Cần hiểu khái niệm hình tượng nghệ thuật vì cũng như các loại hình nghệ thuật khác, tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Cùng là khám phá, nhận thức cuộc sống, nếu như khoa học sử dụng những khái niệm, định nghĩa, công thức, định lí… thì văn học và các ngành nghệ thuật dùng hình tượng nghệ thuật. Đây chính là điểm thống nhất chung giữa văn học và các ngành nghệ thuật, giúp cho việc chuyển thể tác phẩm từ văn học thuận lợi.

mục 1 Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 mục 1 trang 30 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

“Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình,...” 

Em hiểu mục đích ấy như thế nào? Hãy làm sáng tỏ:

    - Văn học nhận thức và cắt nghĩa đời sống như thế nào? Cách nhận thức và cắt nghĩa đời sống của văn học có gì khác với các ngành khoa học? 

    - Phân tích một số tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn lớp 12 để làm rõ mục đích “thể hiện tư tưởng và tình cảm” của tác giả.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ và phân tích nội dung của bài Hình tượng nghệ thuật từ đó nêu ý kiến cá nhân về mục đích của câu đồng thời trả lời các câu hỏi trên để làm sáng tỏ ý kiến đó.

Lời giải chi tiết:

Câu nói “Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình...”, em hiểu mục đích của câu nói này là nói lên mục đích của việc sáng tạo nghệ thuật. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật không chỉ để thể hiện tài năng của bản thân mà còn để phản ánh và diễn giải cuộc sống xung quanh họ. Tác phẩm nghệ thuật là cách mà nghệ sĩ thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của mình về thế giới. Điều này có thể bao gồm việc nhìn nhận về những vấn đề xã hội, những trải nghiệm cá nhân hoặc những khám phá về con người và cuộc sống. Vì vậy, mỗi tác phẩm nghệ thuật không chỉ là một sản phẩm của sự sáng tạo, mà còn là một phần của chính nghệ sĩ – một cách họ nhìn nhận và cảm nhận thế giới.

Văn học nhận thức và cắt nghĩa đời sống theo cách riêng của nó. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.

Một số tác phẩm văn học trong sách Ngữ văn 12 thể hiện rõ mục đích “tư tưởng và tình cảm” của tác giả:

Tác phẩm “Tây Tiến”: Bài thơ là một bức tranh sinh động về cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật để tái hiện lại những khắc khoải, gian khổ của cuộc chiến, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, nỗi nhớ nhà, lòng yêu tổ quốc và niềm tin vào chiến thắng. 

Tác phẩm “Đất nước”: Bài thơ là sự cảm nhận sâu sắc về đất nước Việt Nam qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa. Tác giả đã dùng ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.

mục 1 Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 mục 1 trang 30 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Dẫn ra một số tác phẩm văn học cụ thể theo các yêu cầu sau: 

- Tác phẩm tồn tại dưới hình thức truyền miệng. 

- Tác phẩm tồn tại dưới hình thức văn bản nghệ thuật được ghi giữ qua văn tự. 

- Tác phẩm tự sự. 

- Tác phẩm trữ tình. 

- Tác phẩm kịch (kịch bản văn học) 

Phương pháp giải:

Tìm các tác phẩm văn học tương ứng các yêu cầu trên.

Lời giải chi tiết:

Một số tác phẩm văn học cụ thể:

    - Tác phẩm tồn tại dưới hình thức truyền miệng: Các tác phẩm văn học dân gian như truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, hát ru…

    - Tác phẩm tồn tại dưới hình thức văn bản nghệ thuật được ghi giữ qua văn tự: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lão Hạc của Nam Cao…

    - Tác phẩm tự sự: Những ngày thơ ấu, Tôi đi học… 

    - Tác phẩm trữ tình: Núi đôi, Lá diêu bông, Người lái đò sông Đà

    - Tác phẩm kịch (kịch bản văn học): Bệnh sĩ, Trưởng giả học làm sang, Hồn Trương Ba da hàng thịt..

mục 1 Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 mục 1 trang 30 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Em hiểu thế nào là “hình tượng nghệ thuật”? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hình tượng nghệ thuật. 

Phương pháp giải:

Đọc bàivà chú ý đến các đặc điểm và biểu hiện của Hình tượng nghệ thuật để đưa ra những nhận xét và chỉ ra được biểu hiện của nó.

Lời giải chi tiết:

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của hình tượng, hư cấu nghệ thuật. Nó không chỉ là bức tranh đời sống, những hình ảnh mà còn mang những ý nghĩa khác ngoài nó, những ý nghĩa mới, kết tinh, chứa đựng tư tưởng tình cảm của con người.

 Một số biểu hiện của hình tượng nghệ thuật: 

    - Hình tượng là một khách thể mang tính tinh thần: Nghệ sĩ là người mang hồn mình thổi vào hình ảnh để tạo thành hình tượng riêng trong tác phẩm.

    - Hình tượng mang tính tạo hình và biểu hiện: Hình tượng nghệ thuật thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh.

    - Tính quy ước và sáng tạo của hình tượng: Hình tượng nghệ thuật không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc.

    - Hình tượng chứa đựng tình cảm xã hội và lí tưởng thẩm mĩ: Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật.

    - Tính nghệ thuật của hình tượng: Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.

mục 1 Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 mục 1 trang 30 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Phân tích những điểm chung và điểm khác biệt giữa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học và hình tượng thuộc các ngành nghệ thuật khác.

Phương pháp giải:

Đọc bài và phân tích các đặc điểm của Hình tượng nghệ thuật từ đó chỉ ra và phân tích điểm chung và điểm khác biệt giữa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học và hình tượng thuộc các ngành nghệ thuật khác.

Lời giải chi tiết:

Những điểm chung và điểm khác biệt giữa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học và hình tượng thuộc các ngành nghệ thuật khác:

Điểm chung:

    - Tạo hình và biểu hiện: cả hai đều tạo ra hình tượng để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình.

    - Tính tinh thần: hình tượng trong cả hai trường hợp đều là một khách thể mang tính tinh thần

    - Tính quy ước và sáng tạo: hình tượng trong cả hai trường hợp đều có tính quy ước và sáng tạo

    - Tính nghệ thuật: hình tượng trong cả hai trường hợp đều có tính nghệ thuật

Điểm khác biệt

    - Chất liệu và phương tiện: hình tượng nghệ thuật trong văn học được tạo ra bằng ngôn từ, trong khi hình tượng trong các ngành nghệ thuật khác được tạo ra bằng chất liệu và phương tiện khác nhau.

    - Phương thức giao tiếp: hình tượng nghệ thuật trong văn học là phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc giả

    - Tính cụ thể và khái quát: hình tượng nghệ thuật trong văn học vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.

    - Tính trực quan: hình tượng nghệ thuật trong văn học không chỉ thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ, màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy.

mục 1 Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 mục 1 trang 30 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

“Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lập trình lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.”

    Hãy phân tích một hình tượng văn học để làm rõ đặc điểm của hình tượng nghệ thuật.

Phương pháp giải:

Minh họa và phân tích một hình tượng văn học cụ thể để làm rõ đặc điểm của hình tượng nghệ thuật nêu trên. 

Lời giải chi tiết:

Để minh họa cho đặc điểm của hình tượng nghệ thuật, hình tượng lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao là một minh chứng cho điều đó.

Trước hết hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt, không lặp lại. Lão Hạc là một hình tượng đặc sắc, không lặp lại trong văn học Việt Nam. Ông là một người nông dân già yếu, sống trong cảnh nghèo khó, bị gia đình và xã hội ruồng bỏ. Những nét cụ thể, cá biệt của lão hạc như sự cô đơn, sự tuyệt vọng, sự khốn khổ… được Nam Cao khắc họa một cách sâu sắc, tạo nên một hình tượng đầy bi kịch.

Ngoài ra, hình tượng nghệ thuật vừa có khả năng quan sát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ. Mặc dù lão Hạc là một nhân vật cụ thể, nhưng qua hình tượng này, Nam Cao đã khái quát lên bức tranh đời sống khốn khổ của người nông dân thời bấy giờ. Lão Hạc không chỉ đại diện cho chính mình, mà còn đại diện cho hàng triệu người nông dân khác, sống trong cảnh nghèo khổ, bị xã hội ruồng bỏ. Qua hình tượng Lão Hạc, Nam Cao đã bộc lộ bản chất của một quá trình đời sống, một thực trạng xã hội cụ thể.

Như vậy hình tượng Lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện rõ đặc điểm của hình tượng nghệ thuật: Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Đây chính là sức mạnh của nghệ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ.

mục 2 Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 mục 2 trang 35 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Em hiểu thế nào là hoạt động chuyển thể? Có thể chuyển thể tác phẩm giữa những ngành nghệ thuật nào? 

Phương pháp giải:

Đọc bài và tìm ý liên quan đến hoạt động chuyển thể để trả lời câu hỏi của đề bài đưa ra. 

Lời giải chi tiết:

Theo em, hoạt động chuyển thể là việc chuyển đổi một tác phẩm (thường là tác phẩm văn học, nghệ thuật) sang loại hình nghệ thuật khác trên cơ sở đảm bảo nội dung của tác phẩm gốc.

Có thể chuyển thể tác phẩm giữa những ngành nghệ thuật: điện ảnh, nhạc kịch, một bức tranh, vở kịch, một bộ phim.

mục 2 Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 mục 2 trang 35 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

  Tác phẩm văn học có thể chuyển thành một tác phẩm thuộc những ngành nghệ thuật nào? 

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm văn học có thể chuyển thể thành một tác phẩm thuộc những ngành nghề nghệ thuật: điện ảnh, sân khấu, nhạc kịch, âm nhạc, mỹ thuật và nhiếp ảnh…

mục 2 Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 mục 2 trang 35 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Việc chuyển thể một tác phẩm văn học thành tác phẩm nghệ thuật thuộc ngành khác nhằm mục đích gì?  

Phương pháp giải:

Đọc bài và chú ý đến mục đích của việc chuyển thể một tác phẩm văn học thành tác phẩm nghệ thuật khác. 

Lời giải chi tiết:

Việc chuyển thể một tác phẩm văn học thành tác phẩm nghệ thuật thuộc ngành khác nhằm mục đích trả tác phẩm văn học về với đời sống thực của nó, với nhu cầu thiết thực của người học, người đọc, người tiếp nhận.

Chuyển thể giúp tác phẩm văn học có thể được trải nghiệm qua nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận và tạo ra nhiều trải nghiệm khác biệt cho người tiếp nhận. Ngoài ra, việc chuyển thể cũng giúp tôn vinh và giữ gìn giá trị của tác phẩm gốc, đồng thời tạo ra một sự đổi mới, sự sáng tạo trong quá trình tái hiện tác phẩm.

mục 2 Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 mục 2 trang 35 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Ngoài các tác phẩm văn học chuyển thể đã dẫn trong phần trên, em hãy nêu thêm một số tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành tác phẩm nghệ thuật thuộc ngành khác.

Phương pháp giải:

Minh họa bằng một số tác phẩm văn học cụ thể đã được chuyển thể thành tác phẩm nghệ thuật của ngành khác. 

Lời giải chi tiết:

Ngoài các tác phẩm chuyển thể đã dẫn trong phần trên, một số tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành tác phẩm nghệ thuật thuộc ngành khác: 

    - Tác phẩm văn học “Đảo của dân ngụ cư” của nhà văn Đỗ Phước Tiến đã được chuyển thể thành phim điện ảnh.

    - Tác phẩm “Long Thành cầm giả ca” được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh.

    - Tác phẩm “Cô gái đến từ hôm qua” của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành bộ phim cùng tên.

mục 2 Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 mục 2 trang 35 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Phần tài liệu Cứ 5 phim lại có 1 chuyển thể từ sách cung cấp cho em những thông tin nào và làm sáng tỏ thêm được vấn đề gì?

Phương pháp giải:

 Đọc kỹ phần tài liệu Cứ 5 phim lại có 1 chuyển thể từ sách, khái quát và phân tích nội dung để tìm kiếm thêm và làm sáng tỏ vấn đề đó.

Lời giải chi tiết:

Phần tài liệu Cứ mỗi 5 phim lại có 1 chuyển thể từ sách cung cấp những thông tin và làm sáng tỏ các vấn đề:

Sự ảnh hưởng của văn hóa đọc sách trong ngành nghệ thuật điện ảnh: Tác phẩm cho thấy rằng việc chuyển thể từ sách thành phim không chỉ là một cách để tạo ra nội dung mới mà còn là một cơ hội kinh doanh lớn. Việc sách và phim kết hợp có thể tạo ra một hiện tượng văn hóa mạnh mẽ, tăng cường sự đa dạng và phong phú trong ngành giải trí. 

Sức ảnh hưởng của truyền thông đa dạng: Sự thịnh hành của các chuyển thể từ sách thành phim có thể phản ánh sự quan tâm của công chúng đối với việc tiếp cận nội dung qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Điều này cũng thể hiện sự quan trọng của việc kết nối văn hóa đọc với văn hóa xem phim.

Quy trình chuyển thể từ sách sang phim: Phần tài liệu này có thể cung cấp thông tin về quy trình phức tạp từ việc lựa chọn tác phẩm cần chuyển thể, viết kịch bản, casting, sản xuất và tiếp thị. Điều này giúp làm sáng tỏ quá trình sáng tạo và thương mại hóa nội dung từ sách sang phim.

Sức hấp dẫn của câu chuyện và nhân vật: Việc phân tích tại sao một số câu chuyện và nhân vật trở nên phổ biến trong cả hai định dạng có thể giúp làm sáng tỏ về những yếu tố mà khán giả thực sự đánh giá cao, từ những câu chuyện hấp dẫn đến các nhân vật sâu sắc và đa chiều.

Tầm ảnh hưởng của văn hóa đọc trong việc hình thành định kiến xã hội: Bằng cách so sánh và phân tích sự khác biệt giữa sách và phim, chúng ta có thể thấy được cách mà cả hai phương tiện này có thể tác động đến ý kiến, giá trị và quan điểm của khán giả. Điều này có thể giúp làm sáng tỏ tầm ảnh hưởng của văn hóa đọc và xem phim trong việc hình thành xã hội và văn hóa.

mục 4 Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 mục 4 trang 46 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Giữa tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể có những đặc điểm gì chung và khác biệt? 

Lời giải chi tiết:

Giữa tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể có những điểm chung và khác biệt:

- Điểm chung

Nhiều tác phẩm ở các ngành nghệ thuật khác có chung cảm hứng, đề tài và chủ đề, tư tưởng với các tác phẩm văn học.

Không chỉ có chung mục đích, đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tạo… mà văn học và các tác phẩm nghệ thuật chuyển thể còn sử dụng một số biện pháp, thủ pháp nghệ thuật giống nhau.

Tác phẩm văn học sử dụng hệ thống từ tượng hình, từ chỉ màu sắc, đường nét, hình khối giàu tính hội họa, gần gũi với các tác phẩm hội họa.

Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật tư duy sử dụng chất liệu khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ gắn bó, hỗ trợ và học tập lẫn nhau: ở trong văn học có yếu tố điện ảnh, và ngược lại, ở trong điện ảnh có yếu tố của văn học.

- Điểm khác biệt

    + Điểm khác biệt đầu tiên chính là chất liệu được sử dụng để tạo nên tác phẩm của mỗi ngành nghệ thuật.

Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu, vì thế, nó có thế mạnh trong việc xây dựng hình tượng “phi vật thể” với những phương pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ phong phú mà các loại hình nghệ thuật khác khó có thể thực hiện được.

Thông qua chất liệu âm thanh, hình khối, hình vẽ, biểu tượng… con người và sự việc hiện lên sống động, cụ thể, nhất là với sân khấu, điện ảnh.

    + Điểm khác biệt thứ hai là cách thức tạo ra sản phẩm của mỗi ngành nghệ thuật. 

Tác phẩm văn học được thể hiện qua câu chữ, lời văn.

Còn tác phẩm chuyển thể thì sử dụng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, màu sắc…

    + Điểm khác biệt thứ ba là phương thức tiếp nhận và tính hiệu quả.

Người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học thông qua quan sát trực tiếp câu chữ của văn bản, vẫn là đọc hiểu văn bản, cảm thụ, thưởng thức một văn bản ngôn từ.

Tác phẩm nghệ thuật tiếp nhận thông qua truyền bá bằng kênh nghe – nhìn, tác động trực tiếp bằng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng tạo nên sự hấp dẫn, khiến người xem, người nghe có nhiều hứng thú, dễ tiếp nhận.

mục 4 Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 mục 4 trang 46 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Phân tích, làm sáng tỏ lợi thế của tác phẩm văn học và lợi thế của các ngành nghệ thuật khác trong việc thể hiện cuộc sống, con người.

Lời giải chi tiết:

  - Lợi thế của tác phẩm văn học trong việc thể hiện cuộc sống, con người

Văn học sử dụng ngôn ngữ như một công cụ mạnh mẽ để diễn đạt ý tưởng, cảm xúc và trạng thái tâm lí của con người. Ngôn ngữ có thể tạo ra hình ảnh, khung cảnh và cảm xúc một cách chi tiết và sâu sắc

Văn học kích thích trí tưởng tượng của người đọc, cho phép họ tạo ra hình ảnh riêng trong đầu dựa trên từ ngữ của tác giả

Văn học có thể khám phá những vấn đề sâu sắc và phức tạp của cuộc sống và con người, từ những mâu thuẫn nội tâm cho đến những xung đột xã hội.

   - Lợi thế của các ngành nghề nghệ thuật khác trong việc thể hiện cuộc sống, con người.

Các ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, và điện ảnh có thể tạo ra hình ảnh trực quan, giúp người xem cảm nhận cuộc sống và con người một cách trực tiếp và sinh động

Âm nhạc có thể truyền đạt cảm xúc một cách mạnh mẽ và trực tiếp, tạo ra một sự liên kết sâu sắc với người nghe

Kịch nghệ và điện ảnh kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật khác nhau (diễn xuất, âm nhạc, hình ảnh) để tạo ra một trải nghiệm toàn diện, giúp khán giả cảm nhận được cuộc sống và con người một cách đa chiều.

mục 4 Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 mục 4 trang 46 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Từ hai tài liệu tham khảo ở trên, chỉ ra những điểm tích cực của việc chuyển thể tác phẩm văn và những “nguy cơ” cần chú ý khi thực hiện chuyển thể tác phẩm văn học.

Lời giải chi tiết:

 - Những điểm tích cực của việc chuyển thể tác phẩm văn học

Việc chuyển thể tác phẩm văn học với mong muốn tạo làn gió mới cho đời sống nghệ thuật, giúp tác phẩm có thêm một diện mạo khác, mới mẻ, mở rộng khả năng tiếp cận công chúng, nhất là công chúng trẻ.

Việc chuyển thể các tác phẩm văn học mang đậm truyền thống văn hóa của dân tộc lên sàn diễn thông qua thể loại sân khấu khác nhau sẽ tạo ra các hình thức tiếp nhận mới mẻ, hấp dẫn, góp phần thu hút người xem, nhất là giới trẻ tìm đến để thưởng thức.

Sự phổ biến thông qua những hình thức mới này không những phù hợp thị hiếu thẩm mĩ của công chúng đương đại mà còn góp phần mở ra cơ hội giao lưu, hội nhập, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam với thế giới.

 - Những “nguy cơ” cần chú ý khi thực hiện chuyển thể tác phẩm văn học

Có những bộ phim chuyển thể có nội dung sai lệch so với nguyên tác, gây cảm xúc tiêu cực cho khán giả và tạo nên những tranh cãi, phản ứng trong dư luận xã hội

Trong quá trình chuyển thể, làm mới tác phẩm văn học dưới hình thức khác sẽ không tránh khỏi việc cắt xén, lồng ghép ý tưởng theo chủ đích của đạo diễn. Nếu việc điều chỉnh tác phẩm chạy theo xu hướng thị trường sẽ dễ có nguy cơ làm dung tục, biến thể, mất mát giá trị thẩm mĩ, giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học gốc.

Việc chuyển thể kiệt tác văn học thành kịch diễn trên sân khấu đòi hỏi sự chắc tay của đạo diễn, biên kịch để giữ trọn “hồn cốt” của tác phẩm.

mục 4 Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 mục 4 trang 46 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Ngoài một số điểm khác biệt giữa tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học đã học, em còn thấy có những điểm khác biệt nào nữa? Hãy nêu lên và làm sáng tỏ. 

Lời giải chi tiết:

Ngoài một số điểm khác biệt giữa tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học đã học, em còn thấy những điểm khác biệt khác:

    + Thời gian và không gian: Trong văn học, tác giả có thể mô tả thời gian và không gian một cách linh hoạt và chi tiết. Tuy nhiên, trong các tác phẩm nghệ thuật chuyển thể, thời gian và không gian thường bị giới hạn bởi định dạng của nó. Ví dụ, một bộ phim có thời lượng cố định, và không thể mô tả một khoảng thời gian dài hoặc một không gian rộng lớn một cách chi tiết như văn học.

    + Nhân vật: Trong văn học, nhân vật có thể được mô tả một cách sâu sắc và phức tạp, bao gồm cả suy nghĩ và cảm xúc bên trong họ. Trong khi đó, trong các tác phẩm nghệ thuật chuyển thể, việc truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật có thể khó khăn hơn và phụ thuộc nhiều vào kỹ năng diễn xuất của diễn viên.

    + Ngôn ngữ: Văn học sử dụng ngôn ngữ như một công cụ chính để truyền đạt ý tưởng và cảm xúc. Trong khi đó, các tác phẩm nghệ thuật chuyển thể thường phải dựa vào hình ảnh, âm thanh, và diễn xuất để truyền đạt ý tưởng và cảm xúc, có thể không truyền đạt được sự phong phú và sự tinh tế của ngôn ngữ.

    + Trải nghiệm của người tiếp nhận: Khi đọc văn học, người đọc có thể tạo ra hình ảnh và cảm xúc riêng dựa trên từ ngữ của tác giả. Trong khi đó, khi xem một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể, người xem thường được cung cấp một hình ảnh và âm thanh cụ thể, có thể hạn chế sự tưởng tượng của họ.

mục 4 Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 mục 4 trang 46 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Phân tích hậu quả của xu hướng văn hóa nghe – nhìn lấn át văn hóa đọc; làm rõ lợi ích của văn hóa đọc, nhất là với sách văn học.

Lời giải chi tiết:

   - Hậu quả của xu hướng văn hóa nghe – nhìn lấn át văn hóa đọc

+ Giảm khả năng tư duy phản biện: khi người ta chỉ nghe nhìn, họ có xu hướng chấp nhận thông tin mà không cần phải suy nghĩ sâu sắc hay phân tích. Điều này có thể dẫn đến việc giảm khả năng tư duy phản biện

+ Thụ động trong việc tiếp thu thông tin: người ta trở nên thụ động trong việc tiếp thu thông tin, không còn sự tương tác tích cực với nguồn thông tin như khi đọc sách

+ Giảm khả năng tập trung: Việc tiếp xúc quá nhiều thông tin một cách nhanh chóng có thể làm giảm khả năng tập trung của con người.

- Lợi ích của văn hóa đọc nhất là với sách văn học

+ Phát triển tư duy phản biện: khi đọc, chúng ta phải tự mình tưởng tượng, suy nghĩ và phân tích thông tin. Điều này giúp phát triển khả năng tư duy phản biện.

+ Nâng cao khả năng tập trung: việc đọc đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn, giúp nâng cao khả năng này.

+ Mở rộng kiến thức và hiểu biết: sách văn học thường chứa đựng nhiều tri thức và giá trị nhân văn sâu sắc, giúp mở rộng kiến thức và hiểu biết của người đọc.

+ Giải trí và thư giãn: Đọc sách cũng là một cách tuyệt vời để giải trí và thư giãn, nó giúp người đọc thoát khỏi thực tế và chìm đắm vào thế giới của sách.

mục 4 Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 mục 4 trang 46 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

 So sánh lời thơ Yên tĩnh (Giáng văn) với lời bài hát Đâu phải bởi mùa thu (Phú Quang) sau đây để thấy điểm chung và điểm riêng của mỗi tác phẩm.

           Yên tĩnh

Mặt Trời trưa đã quá đỉnh đầu 

Vách đá chắn nganh điều muốn nói

Em ru gì cho đá núi

Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian

Em ru gì cho dòng sông 

Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng 

Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ 

Sóng rất biết nơi mình đi và đến 

Em ru gì cho anh

Mặt Trời linh thiêng Mặt Trời dông tố

Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi lo âu

Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ

Khiến câu hát cất lên bỗng tắt nửa chừng

Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc

Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng

Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần

Niềm hạnh phúc muôn đời có thật 

Xin đừng trách em nhiều 

Cũng xin đừng day dứt

Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu 

Lặng nghe anh 

Yên tĩnh – lời ru



   Đâu phải bởi mùa thu 

Em ru gì lời ru cho đá núi 

Đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian 

Em ru gì lời ru cho biển khơi 

Biển khơi biết bao giờ ngừng lặng. 

Em ru gì lời ru cho anh 

Một đời đam mê một đời dông tố 

Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha 

Câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng

Thôi đừng hát ru, thôi đừng day dứt 

Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu. 

Em ru gì lời ru bao tiếc nuối 

Tiếc nuối một đời ước vọng tàn phai 

Em ru gì lời ru cho ngày mai

Thời gian có bao giờ trở lại. 

Lời giải chi tiết:

- Điểm chung

+ Cả hai tác phẩm đều sử dụng hình ảnh đá núi, biển khơi, và mùa thu để diễn tả nỗi lòng và tình cảm của nhân vật.

+ Cả hai tác phẩm đều mang đến cho người nghe, người đọc một cảm giác buồn bã, sâu lắng về cuộc sống và tình yêu.

+ Cả hai tác phẩm đều diễn đạt một nỗi niềm riêng, sự cô đơn và tâm tư của con người trong cuộc sống.

- Điểm riêng

Bài thơ Yên Tĩnh tập trung vào việc diễn đạt cảm xúc và tâm trạng của nhân vật thông qua việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm và hình ảnh thiên nhiên. Bài thơ cho phép người đọc tưởng tượng và cảm nhận sự yên tĩnh, buồn bã trong từng dòng thơ

Lời bài hát Đâu phải mùa thu là kết hợp giữa lời và giai điệu để tạo ra một trải nghiệm nghe tổng thể. Bài hát không chỉ truyền đạt thông điệp qua lời, mà còn qua giai điệu, giọng hát và cách biểu diễn của ca sĩ. Bài hát mang đến một thông điệp sâu sắc hơn về cuộc sống, về những mất mát và niềm vui, về sự thay đổi của thời gian và mùa thu.

mục 4 Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 mục 4 trang 47 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Cách chuyển thể một tác phẩm văn học thành một tác phẩm nghệ thuật khác có liên quan như thế nào với chuyên đề Sân khấu hóa tác phẩm văn học đã học ở lớp 10? 

Lời giải chi tiết:

Cách chuyển thể một tác phẩm văn học thành một tác phẩm nghệ thuật khác có liên quan với chuyên đề Sân khấu hóa tác phẩm văn học đã học ở lớp 10:

Sách chuyên đề Sân khấu hóa tác phẩm văn học đã học ở lớp 10 đã giúp các em có được những hiểu biết về việc chuyển thể tác phẩm văn học thành các sản phẩm nghệ thuật nghe – nhìn trên sân khấu. Nội dung chính của chuyên đề nhằm trả lời cho ba câu hỏi lớn: Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học là như thế nào? Thực hành sân khấu hóa ra sao?

   - Các kĩ năng đã được cung cấp kiến thức và rèn luyện gồm:

+ Cách chuyển thể một tác phẩm văn học (truyện) thành kịch bản văn học (công việc của nhà biên kịch)

+ Từ kịch bản, nêu ý tưởng đạo diễn cho một hoạt cảnh hoặc một tiểu phẩm (công việc của nhà đạo diễn)

+ Từ kịch bản và hướng dẫn của đạo diễn, trình bày, biểu diễn trên sân khấu (công việc của diễn viên)

   - Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học đã được giới thiệu gồm:

+ Nghiên cứu, lựa chọn tác phẩm và hình thức chuyển thể

+ Biên kịch: xây dựng/ soạn thảo kịch bản văn học

+ Đạo diễn

+ Biểu diễn

   - Cuối cùng là việc thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học

Sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 nêu lên cách chuyển thể tác phẩm văn học thành một tác phẩm nghệ thuật khác, cách tìm hiểu, giới thiệu và thực hành giới thiệu, thuyết trình về tác phẩm chuyển thể.

mục 4 Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 mục 4 trang 47 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều

Trình bày các bước để chuyển thể một tác phẩm văn học. Trong nhà trường phổ thông, chủ yếu thực hiện hình thức chuyển thể nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

 Đọc bài và tìm ý liên quan đến hoạt động chuyển thể để trả lời câu hỏi của đề bài đưa ra. 

Lời giải chi tiết:

- Các bước để chuyển thể một tác phẩm văn học:

Bước 1: Nghiên cứu, lựa chọn tác phẩm văn học và nêu ý tưởng chuyển thể.

Việc lựa chọn này dựa trên nhiều yếu tố: có thể từ yêu cầu, nhiệm vụ được giao hoặc tử sở thích á nhân khi thấy yêu thích một tác phẩm văn học nào đó…

Ý tưởng chuyển thể là những dự kiến về phương hướng, ý đồ chuyển thể. Có nhiều cơ sở để xác định: đặc trưng thể loại (thơ, truyện, kịch…), đề tài, thông điệp, tư tưởng chính của tác phẩm; dựa vào ý nghĩa thời sự hoặc bút pháp nghệ thuật nổi bật của tác phẩm văn học.

Bước 2: Lựa chọn hình thức chuyển thể. 

Chuyển tác phẩm văn học thành tác phẩm âm nhạc (bài thơ thành bài hát). Ví dụ bài thơ Mưa xuân hoặc Tây Tiến chuyển thành bài hát.

Chuyển tác phẩm văn học thành tác phẩm sân khấu điện ảnh (truyện ngắn, tiểu thuyết thành kịch bản văn học). Ví dụ từ văn bản truyện Muối của rừng, Chiếc thuyền ngoài xa, Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Hạnh phúc của một tang gia chuyển thể thành một kịch bản văn học

Chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm hội họa, điêu khắc (truyện, thơ thành tranh vẽ, tượng, chạm khắc trên các chất liệu như gỗ, kim loại, gốm sứ…). Ví dụ tượng đài Tây Tiến (tại thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La) được lấy ý tưởng từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Chuyển tác phẩm văn học thành tác phẩm múa (truyện, thơ thành nhạc kịch, kịch múa, ba lê…). Ví dụ tác phẩm Truyện Kiều đã được tái hiện bằng vở Múa Kiều trên sân khấu Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng 3 năm 2018.

Bước 3: Xác định cách thức chuyển thể

Minh họa cho nội dung chính của tác phẩm bằng một hình ảnh (vẽ hoặc điêu khắc, nặn tượng, chạm khắc trên một chất liệu nào đó).

Chọn nhiều chi tiết, sự việc, hình ảnh… để vẽ minh họa hoặc chạm khắc thành nhiều bức khác nhau (tập trung) cho toàn bộ nội dung văn bản

Hai hình thức trên chuyển thể dựa vào nguyên tác. Ngoài ra, có thể chuyển thể tự do, phỏng theo tác phẩm văn học. Cách chuyển thể này cần hiểu được linh hồn của tác phẩm, từ đó thể hiện sáng tạo bằng hình ảnh riêng của mình.

Bước 4: Nghiên cứu và thực hiện chuyển thể

Từ tác phẩm văn học đã chọn, nghiên cứu chi tiết các yếu tố nội dung và hình thức để thực hiện chuyển thể thành tác phẩm nghệ thuật đã xác định ở các bước vừa nêu trên. 

Bước 5: Giới thiệu, trình diễn, thuyết trình về tác phẩm chuyển thể. 

Có những tác phẩm chuyển thể cần được trưng bày, giới thiệu như tranh, tượng, chạm khắc...

Có những tác phẩm chuyển thể cần biểu diễn, trình chiếu như kịch nói, phim ảnh, nhạc kịch, múa, ca hát…

Trong nhà trường phổ thông, hình thức chuyển thể được thực hiện chủ yếu là: tiến hành các hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học như đã học ở lớp 10 vì do các điều kiện có hạn.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close