Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

Người sớm chỉ rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”[1]. Do đó 'Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"

Câu hỏi. Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự?

 Trả lời:

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh có thể khái quát thành những nội dung chủ yếu sau đây:

-   Tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng

Người sớm chỉ rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”[1]. Do đó 'Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"[2].

Theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng được tổ chức lại bao gồm hai lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, với hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và sự kết hợp khéo léo của hai hình thức ấy.

Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với tư tương hiếu chiến tàn bạo của đế quốc xâm lược. Nhân dân ta buộc phải cầm súng để tự vệ nhưng chúng ta không coi đánh tiêu diệt là con đường duy nhất để kết thúc chiến tranh, mà dùng “mưu phạt, tâm công", coi trọng binh vận, địch vận, tranh thủ đàm phán hòa bình, đánh sập ý chí xâm lược của chúng, cốt sao cho “Mỹ cút, ngụy nhào''. Đó là tư tưởng bạo lực thống nhất với nhân đạo và hòa bình.

Tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang nhân dân

Từ rất sớm, năm 1924, Người đã đề cập đến "khả năng khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương”, đó phải là "cuộc khởi nghĩa của quần chúng chứ không phải là một cuộc nổi loạn“. Thực chất, đó là một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân, được chuẩn bị kỹ lưỡng: tự lập căn cứ địa, phát triển lực lượng chính trị, tổ chức ra các đội tự vệ, du kích vũ trang, chuẩn bị đón thời cơ, chớp thời cơ mà nổi dậy, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám là một cuộc tổng khởi nghĩa của toàn dân, với lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Đó là thắng lợi rực rỡ của tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn dân.

-    Tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân: “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Người chú trọng trước hết về mặt chính trị: bồi dưỡng bản chất cách mạng, bản chất giai cấp công nhân của quân đội kiểu mới: chăm lo xây dựng Đảng trong quân đội, xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy có đủ Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung. Trong quan hệ giữa con người và vũ khí. Người nêu các quan điểm “Người trước, súng sau”. Đề cao con người nhưng không xem nhẹ vai trò của vũ khí, kỹ thuật, nhắc nhở phải biết phát huy cao độ uy lực của vũ khí có trong tay để chiến tháng.

-   Tư tưởng về kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính

Trước hết phải động viên được tinh thần chiến đấu của toàn dân: mỗi làng, mỗi phố là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có

Đánh giặc trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao... các mặt trận đó phối hợp với nhau chặt chẽ, trong đó quân sự là hình thức chủ yếu nhất, chính trị là hình thức cơ bản của chiến tranh nhân dân.

Kẻ thù muốn đánh nhanh, thắng nhanh; để chống lại một kẻ thù mạnh hơn mình, ta phải đánh lâu dài, làm cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy. Kháng chiến trường kỳ nhưng lại phải biết tranh thủ thời cơ, dựa vào sức mình là chính đồng thời lại phải ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, tạo những đòn quyết định chiến lược để kết thúc chiến tranh, giành thắng lợi về ta.

-    Tư tưởng về quốc phòng tòan dân, về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, muốn giữ nước, phải xây dựng được “thế trận lòng dân” dựa trên cơ sở “nhân hòa”, toàn dân nhất trí, cả nước một lòng. Có tạo ra được sự nhất trí về chính trị - tinh thần thì vũ khí kỹ thuật hiện đại, tài thao lược của tướng lĩnh... mới có điều kiện phát huy. Muốn vậy, Đảng và Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết, ra sức cải Ihiện đời sống nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như vậy nhân dân mới đoàn kết chung quanh Đảng và Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh, sống chết với giặc. Theo gương người xưa Hồ Chí Minh chủ trương phải khoan sức dân. Trước tình hình đời sống nhân dân có nhiều khó khăn. Người đề nghị có thể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc cho quần chúng, dừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá. Nhà máy cũng cần nhưng cần hơn là sự phấn khởi cua quần chúng. Làm tất cả là do con người.

-    Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh đặc sắc, rất phong phú. Có thế tóm tắt trong mấy điểm lớn:

+ Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, luôn giành thế chủ động. Trước hết phải có tư tưởng chiến lược tiến công mới có hành động tiến công. Giành quyền chủ động là biểu hiện cao nhất của tư tưởng tiến công. Nhưng Hồ Chí Minh cho rằng tư tưởng chiến lược tiến công không loại trừ cách đánh phòng ngự nhưng là phòng ngự tích cực phòng ngự chủ động. “Tiến công, thoái thủ nhanh như chớp” là như vậy.

+ Kết hợp chặt chẽ Lực, Thế, Thời, Mưu: nghĩa là dựa vào sức mạnh vật, chất, tinh thần của toàn quân, toàn dân để tạo ra thế mạnh, thế thuận lợi mà tấn công địch, chớp thời cơ, chọn thời điểm tấn công vào lúc địch bất ngờ nhất, không kịp chuẩn bị: kết hợp với mưu lược tài giỏi của chỉ huy các cấp. Sự phối hợp, biến hóa của bốn yếu tố này làm cho nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh trở nên cực kỳ phong phú và sáng tạo.

+ Đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi cách đánh,  mọi vũ khí; kết hợp hiện đại với thô sơ, du kích với tập trung, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt; lấy yếu đánh mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều...

+ Đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận...

Tóm lại, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh lấy sức mạnh chính trị - tinh thần của toàn dân làm nền tảng, trên cơ sở đó phát huy tài thao lược của toàn Đảng toàn quân, toàn dân, phát huy được tinh hoa nghệ thuật quân sự của cha ông và tinh hoa nghệ thuật quân sự của thế giới. Do đó, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng của học thuyết quân sự cách mạng Việt Nam Chính Người đã cùng với Đảng ta nâng nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân từ thời đại Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới.

close