Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ lịch sử nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều trăn trở khôn nguôi của Người là tìm ra bước đi, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến nhận thức lý luận thành chương trình hành động, thành hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ lịch sử nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều trăn trở khôn nguôi của Người là tìm ra bước đi, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến nhận thức lý luận thành chương trình hành động, thành hoạt động thực tiễn hàng ngày. Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam. Hồ Chí Minh để ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:

Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nuớc anh em. Học tập những kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nhưng không được sao chép, máy móc, giáo điều Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam có thể làm khác Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác vì Việt Nam có điều kiện cụ thể khác.

Hai là xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

Trong khi nhấn mạnh hai nguyên tắc trên đây, Hồ Chí Minh lưu ý vừa chống việc xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, quá tuyệt đối hóa cái riêng, những đặc điểm của dân tộc, vừa chống máy móc. giáo điều khi áp dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin mà không tính đến những điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước và của thời đại.

Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận vừa nêu, Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trông xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và việc xác định các bước đi phải luôn luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định. Hồ Chí Minh nhận thức về phương châm "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu. "đốt cháy giai đoạn", chủ quan, duy ý chí, mà phải làm vững chắc từng bước, phù hợp với điều kiện thực tế. Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi đó là "con đường phải đi của chúng ta", là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nhưng công nghiệp hóa không có nghĩa là xây dựng những nhà máy xí nghiệp cho thật to, quy mô cho thật lớn, bất chấp những điều kiện cụ thể cho phép trong từng giai đoạn nhất định. Theo Người, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho xã hội.

Cùng với các bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, Người đã chỉ đạo một số biện pháp cụ thể sau đây:

-  Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, .lấy xây dựng làm chính.

- Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam – Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia.

-   Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch.

-Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản quyết định lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết tiềm năng, năng lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân. Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt để các nguồn lực của dân vì lợi ích của quần chúng lao động.

 

  • Kết Luận - Chương III

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

  • Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    Hồ Chí Minh đã tiếp thu vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất vếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

  • Quan niệm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội

    Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta.

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    C. Mác, Ph.Ăngghen. V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

  • Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ

    Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

close