Nêu quan điểm của em về vấn để: tự lực cánh sinh, cần cù lao động.Thế hệ trẻ chúng ta hiểu sâu sắc nhiệm vụ học tập và lao động đó làm cho dân giàu, nước mạnh. Và chắc chắn tinh thần tự lực và sự cân cù lao động của nhân dân ta từ xưa càng được nâng cao trong cuộc sống, trên bước đường cải tạo đất nước của chúng ta hôm nay. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông) Hẳn chúng ta rất nhiều người thuộc hai câu thơ trên. Bản thân tôi, mỗi khi đọc hai câu thơ trên tôi lại có những suy nghĩ về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Quả thực là, sẽ không thể có một thành quả lao động nào vững bền nếu không tự mình cần cù lao động, tự tạo lập bằng chính sức lao động của mình. Và với sự cần cù lao động chắc chắn chúng ta sẽ thu được nhiều thành quả vĩ đại. Ngày bé, đọc truyện Mai An Tiêm, tôi rất vui khi tưởng tượng ra Mai An Tiêm vững vàng trên cánh đồng dưa hấu bạt ngàn với câu nói “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Sự nghiệp gây dựng từ bàn tay lao động đã trở thành hình tượng sống cao đẹp của người lao động Việt Nam tự tin, cần cù vượt khó, thông minh và dũng cảm kiên cường. Không thể có thành quả nào vững bền nếu không tạo lập bằng chính sức mình, bằng công lao của chính bản thân phải đổ mồ hôi, phải vượt gian khó mà có. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Tự lực cánh sinh có nghĩa là biết tự chủ lao động bằng trí tuệ và bàn nay để tạo lập đời sống và phát triển. Không phải với chính bàn tay và ý chí vượt khó, An Tiêm đã tạo dựng cuộc sống ngoài đảo hoang? Tư lực cánh sinh là ý chí tiềm tàng trong huyết quản, trở thành niềm tự hào của người nông dân “bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu” ở cuộc đời lam lũ mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Tinh thần tự lực, tự chủ và cần cù lao động đã được khẳng định hùng hồn hơn cả trong những năm cả nước chống đế quốc Mĩ. Kẻ thù không đội trời chung tưởng tượng được rằng với những tấn bom rải xuống hằng ngày. Vì sự phong tỏa kinh tế, với chất độc hóa học cùng hàng triệu quân chư hầu mà một dân tộc trên một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn vẫn vững vàng để đối phó và chiến thắng. Nhặt chút phân rơi, dọn từng ngọn lá (...) (...) Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ! Trong những năm chiến tranh, anh em bầu bạn năm châu đã nhiệt tình giúp đỡ ta trên tinh thần quốc tế vô sản với lương tâm của thời đại. Nhưng thực tế sức mạnh để chiến thắng là lòng yêu nước và sự tự lực của nhân dân ta, điều ấy vô cùng vĩ đại. Cho nên, ngày nay sự hợp tác quốc tế với nhân dân ta trong xây dựng đất nước vẫn là cần thiết, nhưng nếu ta không tự lực cánh sinh - bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước! Đất nước ta còn nghèo, lực lượng lao động tuy đông đảo nhưng chúng ta còn lạc hậu về cơ sở vật chất. Lao động trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn là phải biết dựa trên tinh thần làm chủ, tiết kiệm, đoàn kết và sáng tạo. Việc học tập không ngừng để tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rất cần thiết. Tinh thần cần cù lao động, lao động “vì mọi người” và xây dựng một lực lượng người lao động có trình độ khoa học kĩ thuật là then chốt của sức bật trong lao động. Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho. Thời kì đầu đổi mới, sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước đang còn nghèo, chắc chắn còn không ít kẻ tạo cơ hội sống phè phởn trên sư khắc khổ của nhân dân, dựa vào những khe hở của chính sách Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng tư. Chúng ta sẽ dần dần làm trong sạch xã hội đó giúp người lao động nói chung được hưởng sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ lao động. Cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Lao động “là vẻ vang, cần thiết cho bản thân, cho dân, cho nước. Lao động là nghĩa vụ.” Thế hệ trẻ chúng ta hiểu sâu sắc nhiệm vụ học tập và lao động đó làm cho dân giàu, nước mạnh. Và chắc chắn tinh thần tự lực và sự cân cù lao động của nhân dân ta từ xưa càng được nâng cao trong cuộc sống, trên bước đường cải tạo đất nước của chúng ta hôm nay. Muốn tự lực cánh sinh, cần cù lao động, trước hết phải đoàn kết để cùng lao động, chia sẻ sự cống hiến và giữ được đạo đức cách mạng. Trích: hoctot.nam.name.vn
|