Thành ngữ có hàm ý là: con người tính toán, lên kế hoạch cho công việc, nhưng công việc thành công hay không một phần là do tác động từ điều kiện khách quan bên ngoài, con người không thể lường trước được.

Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên.


Thành ngữ có hàm ý là: con người tính toán, lên kế hoạch cho công việc, nhưng công việc thành công hay không một phần là do tác động từ điều kiện khách quan bên ngoài, con người không thể lường trước được.

Giải thích thêm
  • Mưu: mưu kế, mưu mô, tính toán.

  • Sự: công việc, sự tình.

  • Tại: do.

  • Nhân: con người.

  • Hành: hoàn thành, thành công.

  • Thiên: trời. Ở thành ngữ trên, ta có thể hiểu “thiên” là các tác nhân ngoại cảnh.

  • Thành ngữ này của Gia Cát Lượng, một tể tướng tài giỏi của nhà Thục Hán thời Tam Quốc bên Trung Quốc. Trong một trận hỏa chiến ở hang Thượng Phương, Gia Cát Lượng đã bày kế đưa giặc vào trận hỏa tiễn bày sẵn. Cứ ngỡ việc đã thành, bỗng trời mưa to gió lớn, lửa bị dập hết, giặc chạy thoát. Gia Cát Lượng rơm rớm lệ, đành ngước mắt lên trời mà kêu rằng: “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Dù chúng tôi đã vạch ra kế hoạch cẩn thận, nhưng kết quả thu hoạch năm nay vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, sâu bệnh, giá cả thị trường, đúng là mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên.

  •  Anh ấy đã học tập chăm chỉ và nỗ lực hết mình để thi đỗ đại học, nhưng mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên, việc đỗ đạt hay không vẫn còn phụ thuộc vào may mắn.

  • Chúng ta cần phải cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng cũng cần phải chấp nhận rằng mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên.

close