Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đấtKhi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa. 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất Quá trình hình thành: không khí càng lên cai càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ thành đám, gọi là mây. Các hạt nước trong các đám mây không đứng yên, chúng thường xuyên rơi xuống rất chậm, nhưng phần lớn chưa đến mặt đất đã bị nhiệt độ cao làm bay bốc hơi hết hoặc bị các luồng không khí đẩy lên cao. Chỉ khi các hạt nước kết hợp lại với nhau, hoặc được hơi nước ngưng tụ thêm, có kích thước lớn hơn, các luồng không khí không thể đẩy lên, nhiệt độ không làm bốc hơi hết. Các hạt nước này rơi xuống mặt đất, tạo thành mưa. a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương - Dụng cụ đo lượng mưa → thùng đo mưa (vũ kế). Đơn vị: mm. - Cách tính lượng mưa trung bình: + Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày. + Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng. + Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng. + Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm. b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới. - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực. - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, - Mưa tương đối ít ở hai vùng Chí tuyến Bắc Nam - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam) - Càng vế phía cực mưa càng ít, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam. HocTot.Nam.Name.Vn
|