Lý thuyết Vecto trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Kết nối tri thức1. TỌA ĐỘ CỦA MỘT VECTO 2. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA CÁC PHÉP TOÁN VECTO Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... 1. TỌA ĐỘ CỦA MỘT VECTO +) Trên mặt phẳng, hệ trục gồm hai trục Ox, Oy vuông góc với nhau tại O được gọi là hệ trục tọa độ. Mặt phẳng chứa hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy hay mặt phẳng Oxy. +) Vecto đơn vị là vecto hướng là chiều dương, có độ dài bằng 1. Quy ước: vecto đơn vị của trục Ox là →i, vecto đơn vị của trục Oy là →j. +) Với mỗi vecto →u trên mặt phẳng Oxy, có duy nhất cặp số (x0;y0) sao cho →u=x0.→i+y0.→j Ta nói vecto →u có tọa độ (x0;y0) và viết →u=(x0;y0) hoặc →u(x0;y0). Các số x0,y0 tương ứng được gọi là hoành độ, tung độ của →u. +) Hai vecto bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cùng tọa độ →u(x;y)=→v(x′;y′)⇔{x=x′y=y′
2. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA CÁC PHÉP TOÁN VECTO +) Cho hai vecto →u=(x;y) và →v=(x′;y′). Khi đó: →u+→v=(x+x′;y+y′)→u−→v=(x−x′;y−y′)k→u=(kx;ky)(k∈R) +) Vecto →v(x′;y′) cùng phương với vecto →u(x;y)≠→0 ⇔∃k∈R:x′=kx,y′=ky hay x′x=y′y nếu xy≠0. +) Điểm M có tọa độ (x;y) thì vecto →OM có tọa độ (x;y) và độ dài |→OM|=√x2+y2 +) Với hai điểm M(x;y) và N(x′;y′) thì →MN=(x′−x;y′−y) Khoảng cách giữa hai điểm M, N là MN=|→MN|=√(x′−x)2+(y′−y)2 +) Trung điểm M của đoạn thẳng AB có tọa độ là (xA+xB2;yA+yB2) +) Trọng tâm G của tam giác ABC có tọa độ là (xA+xB+xC3;yA+yB+yC3)
![]() ![]()
|