Lý thuyết về ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NGOẠI LỰC

- Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: do năng lượng bức xạ từ Mặt Trời. Các yếu tố ngoại lực: khí hậu, thủy văn, sinh vật.

2. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH

Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

a. Quá trình phong hóa

b. Quá trình bóc mòn
- Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước, gió, sóng biển, băng hà,...) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu.
- Quá trình xâm thực: bóc mòn do nước, tạo thành các khe rãnh, mương xói, thung lũng sông, …
- Quá trình thổi mòn: bóc mòn do gió, tạo thành các dạng địa hình như nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá, …
- Quá trình nạo mòn: bóc mòn do băng hà, tạo thành dạng địa hình như máng băng, phi-o, đá trán cừu,...
c. Quá trình vận chuyển và bồi tụ
- Quá trình vận chuyển là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực. Vận chuyển cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.
- Bồi tụ: là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu, tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật, bãi bồi, đồng bằng châu thổ, thạch nhũ, đụn cát, …



Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close