Lý thuyết về hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

1. Hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục

a. Sự luân phiên ngày đêm

- Do có hình khối cầu nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, nửa được chiếu sáng là ban ngày và nửa chưa được chiếu sáng là ban đêm.

- Trái Đất tự quay quanh trục => khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

=> Hiện tượng ngày đêm luân phiên.

b. Giờ trên Trái Đất

- Do Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng 1 thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau => các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (giờ mặt trời).

=> Không thuận tiện trong đời sống, sản xuất.

- Giờ khu vực:

+ Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

+ Các địa phương nằm trong cùng một múi giờ sẽ thống nhất có một giờ (giờ múi).

=> Trên thực tế, ranh giới các múi giờ thường được điều chỉnh theo đường biên giới quốc gia, tạo thành các khu vực giờ.

+ Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (giờ GMT).

+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 180o đi qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

-> Nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180o thì lùi lại 1 ngày lịch.

-> Nếu đi từ đông sang tây qua kinh tuyến 180o thì tăng thêm 1 ngày lịch.

2. Hệ quả địa lí do chuyển động quanh Mặt Trời

a. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

- Nguyên nhân: Do Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tự quay quanh Mặt Trời, nhưng trục Trái Đất không đổi hướng và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66o33’ => hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo thời gian và không gian.

- Biểu hiện:

+ Các địa điểm ở 2 bán cầu Bắc và Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ (trừ ngày 21/3 và 23/9 có thời gian ngày, đêm bằng nhau).

+ Xích đạo quanh năm có độ dài ngày = đêm, càng xa Xích đạo chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.

+ 2 cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

b. Các mùa trong năm

- Nguyên nhân: Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc khoảng 66o33’ => góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian nhận được ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm.

- Biểu hiện:

+ Hiện tượng mùa diễn ra ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

+ Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở vùng ôn đới.

+ Vùng nhiệt đới có 2 mùa nhưng không rõ rệt.

+ Vùng hàn đới chỉ có 1 mùa lạnh kéo dài.



2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close