Lý thuyết về đa thứcĐa thức là một đơn thức hoặc một tổng của hai hay nhiều đơn thức. I. Các kiến thức cần nhớ 1. Đa thức ![]() Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. Ví dụ: x3−3; xyz−ax2+by; a(3xy+7x) là các đa thức. Nhận xét: - Mỗi đa thức là một biểu thức nguyên. - Mỗi đơn thức cũng là một đa thức. 2. Thu gọn đa thức ![]() Đưa đa thức về dạng thu gọn (không còn hai hạng tử nào đồng dạng). Bước 1: Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau; Bước 2: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng trong từng nhóm Ví dụ: Thu gọn đa thức P=13x2y+xy2−xy+12xy2−5xy−13x2y Giải P=13x2y+xy2−xy+12xy2−5xy−13x2y =(13x2y−13x2y)+(xy2+12xy2)+(−xy−5xy) =32xy2−6xy 3. Bậc của đa thức ![]() + Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. + Số 0 cũng được gọi là đa thức không và nó không có bậc. + Khi tìm bậc của một đa thức, trước hết ta phải thu gọn đa thức đó. Ví dụ: Đa thức x6−2y5+x4y5+1 có bậc là 9. Đa thức 32xy2−6xy có bậc là 3. II. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Nhận biết đa thức Phương pháp: Căn cứ vào định nghĩa của đa thức (tổng của những đơn thức). Dạng 2: Thu gọn đa thức Phương pháp: Để thu gọn một đa thức, ta thực hiện các bước sau + Bước 1: Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau + Bước 2: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng trong từng nhóm. Dạng 3: Tìm bậc của đa thức Phương pháp: + Viết đa thức dưới dạng thu gọn (nếu cần) + Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
|