Lý thuyết: Vài nét sơ lược về triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng và cận đại

Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã. Xuất hiện nhiều công trường thủ công, ban đầu ở các nước ven Địa Trung Hải, nhất là ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác.

Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã.

Xuất hiện nhiều công trường thủ công, ban đầu ở các nước ven Địa Trung Hải, nhất là ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác. Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn. Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện nhằm thúc đẩy sản xuất. Với việc sáng chế ra máy tự kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người thời kỳ này sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động.

Những phát kiến địa lý như việc tìm ra châu Mỹ và các đường biển đến những miền đất mới... càng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nhờ đó, thương mại, thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nước được mở rộng. Các cuộc giao du Đông - Tây được tăng cường. Các nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... thi nhau xâm chiếm thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước kém phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của mình.“Giờ đây lần đầu tiên người ta đã thật sự phát hiện ra trái đất và đặt nền móng cho buôn bán quốc tế sau này và... đại công nghiệp hiện đại".

Đồng thời với sự phát triển của sân xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kỳ này, sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, chủ thuyền buôn V.V.. Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư đến các thành phố, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưỏng thợ. Họ là tiền thân của giai cấp công nhân sau này. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dàn đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn.

Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trước tiên ở Italia, nước được coi là quốc gia tư bản sớm nhất ở Tây Âu. Với nền văn hoá Phục hưng phát triển rực rỡ trong suốt thế kỷ XIV – XV, Italia trở thành trung tâm của vũ đài lịch sử thế giới, tiêu biêu cho nền văn minh nhân loại thời kỳ này. Tiếp sau đó, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở Hà Lan, đặc biệt ở Anh (1642 - 1648) báo hiệu giờ cáo chung của chế độ phong kiến châu Âu đã đến. Tính chất và sự thắng lợi của cách mạng tư sản Anh có ảnh hưởng to lớn tới thế giới quan của các triết học Anh thời cận đại Bêcơn, Hôpxơ, Lôccơ.... Mặc dầu cách mạng tư sản ở Anh chưa triệt để nhưng "Bắt đầu từ đó, giai cấp tư sản trở thành một bộ phận khiêm tốn, nhưng được thừa nhận, của các giai cấp thống trị ở Anh”.

Tiếp theo cách mạng tư sản Anh, cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) với việc xử tử vua Lui XVI là một trong những đòn quyết định tiêu diệt chế độ phong kiến ở châu Âu. Nó là hành động thực tiễn, đồng thời là sự cổ vũ to lớn đối với triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII - ngọn cờ của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng.

Cùng với nhiều biến cố lịch sử khác, những sự kiện trên cho thấy: bước sang thời phục hưng và cận đại, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành một xu thế lịch sử mà không gì có thể ngăn cản nổi. Sự quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản là nền tảng thực tiễn xã hội của triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại.

Nói đến các tiền đề nhận thức của triết học Tây Âu thời kỳ này, trước tiên, phải đề cập đến những thành tựu về tư tưởng và văn hoá Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các phát kiến khoa học của nhân loại thời cổ như toán học của Talét, Pitago, hình học của Ơclít, vật lý học của Ácsimét v.v. được khôi phục lại sau đêm trướng trung cổ. Nếu như thời trung cổ người ta đã cơ đốc hoá, xuyên tạc các tư tưởng vĩ đại của Arixtốt, Platôn... thì sang thời Phục hưng và cận đại, những tư tưởng đó được các nhà triết học thời kỳ này kế thừa và phát triển. Nicôlai Kuzan tự coi mình là người theo chủ nghĩa Platôn, Bêcơn đặc biệt đề cao và tiếp thu các tư tưởng duy vật của Arixtốt và các triết gia cổ đại... Các tư tưởng đề cao con người, coi "con người là thước đo tất thảy mọi vật" của Prôtagor cũng như quan niệm của Xôcrát coi triết học là sự tự ý thức của con người đã có ảnh hưởng lớn tới triết học thời kỳ này. Ý nghĩa của những giá trị tư tưởng, văn hoá Hy Lạp, La Mã có đại đối với xã hội Tây Âu thời kỳ này lớn tới mức người Pháp gọi là

giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI là thời Phục hưng – tức phục chế các di sản văn hóa, tư tưởng thời cổ, Mặc dù tên gọi đó chưa thể hiện hoàn toàn đúng nội dung của giai đoạn lịch sử này, nhưng nó đã trở thành quen thuộc đối với mọi người. Có thể nói như Ph.Ăngghen: "không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại".

Sự thống trị của tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển triết học thời Phục hưng và cận  đại. Các quan niệm nhân đạo của Tômát Moro và Cămpanenla được coi là cộng sản không tưởng cơ đốc giáo. Ngay bản thân Bêcôn, nhà duy vật Anh điển hình thời cận đại, cũng không tránh khỏi các quan niệm thần bí trong việc lý giải nguồn gốc của lý tính con  người. Tuy nhà tư tưởng như Nicôlai Kuzan, Lépnít V.V. đã xây dựng nhiều quan niệm triết học sâu sắc. Mặc dù dưới hình thức hư ảo và thần bí, nhưng các quan niệm tôn giáo đề cao giá trị và sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới. Bên cạnh một số giá trị tích cực, các quan niệm thần học và tôn giáo nhìn chung là một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của triết học và khoa học thời phục hưng và cận đại. Vì vậy, xu thế chung của triết học và khoa học thời kỳ này là đấu tranh chống lại các quan niệm tôn giáo thần bí, dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của thần học và giáo hội.

Ảnh hưởng của các khoa học tới sự phát triển triết học Tây Âu giai đoạn này lớn tới mức khó xác định được ranh giới giữa các lĩnh vực thế giới quan đó. Những nhà tư tưởng lớn như Brunô, Galilê, Đêcáctơ, Lépnít… đều là nhũng người uyên bác cả về phương diện triết, học lẫn khoa học tự nhiên. Họ là những bộ óc bách khoa toàn thư thể hiện trình độ phát, triển trí tuệ nhân loại thời đó. Mặc dù bản thân nhiều triết gia thời này không ý thức được sự tác động trở lại của các khoa học trong việc giải quyết nhiều vấn đề triết học, mà chỉ coi triết học như một dạng thế giới quan đúng trên chúng, nhưng trên thực tế chính sự phát triển của các khoa hoc tự nhiên, đặc biệt là cơ học, đã tạo điều kiện cho sự thống trị của phương pháp tự duy siêu hình. Sự phát hiện ra tuần hoàn của máu của Gavrê, phát hiện ra cơ chế phản xạ của Đêcáctơ... đã làm cho các nhà triết học thời kỳ này lưu tâm tới vai trò đặc biệt quan trọng của thể xác con người đối với tư duy và ý thức, tạo điều kiện chấm dứt cái gọi là "vấn đề tâm - vật lý" ra khỏi diễn đàn triết học. Các phát minh thiên văn học của Galilê về thể trạng vật chất trên mặt trăng đã củng cố các quan niệm duy vật khẳng định tính thống nhất của thế giới.

Tóm lại, những hoàn cảnh lịch sử Tây Âu thế kỷ XV - XVIII và nền tảng tư tưởng trên đây quy định nội dung của triết học thời kỳ này, làm cho nó không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởng truyền thống, mà trái lại, phát triển với nhiều màu sắc riêng của một thời kỳ lịch sử, như Ăngghen nhận xét, "từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con ngưòi khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lổ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng". Để làm rõ những khẳng định trên, chúng ta phân tích những đặc điểm chính của triết học Tây Âu thế kỷ XV - XVIII này.

Đặc điểm thứ nhất, triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh nhằm thiết lập sự thống trị của mình. Trong triết học thời kỳ này diễn ra sự xung đột gay gắt giữa các tư tưởng triết học và khoa học tiến bộ được giai cấp tư sản ủng hộ với các quan niệm thần học và giáo hội thể hiện lợi ích của chế độ phong kiến. Bằng những cơ sở và luận chứng khoa học, triết học phục hưng và cận đại giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy bộ mặt thật của chế độ phong kiến đang thối nát, xoá bỏ vòng hào quang thần thánh mà giáo hội khoác cho chế độ nông nô.

Vì vậy mà thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trưòng phái duy tâm và duy vật trong triết học gắn liền với cuộc đấu tranh cuả triết học và khoa học nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của thần học và giáo hội. Với xu thế phát triển của lịch sử, càng về sau giai cấp tư sản càng khẳng định sức mạnh và tính ưu việt của mình không chỉ về phương diện phát triển kinh tế mà còn về phương diện phát triển triết học, khoa học. Mặt khác, để phục vụ lợi ích của mình, giai cấp tư sản vẫn cần đến tôn giáo. Cho nên như Ăngghen nhận xét, các cuộc cải cách của Luthơ, Canvin... chỉ là sự cải biến lại tôn giáo cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

Đặc điểm thứ hai, triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và giải phóng con người. Thời trung cổ, do ảnh hưởng nặng nề của thế giới quan tôn giáo và trình độ sản xuất thấp, người ta coi con người là một sinh vật thụ động, chỉ biết thờ phụng chúa, cầu mong được rửa tội. Vì vậy, vấn đề cơ bản của triết học thời trung cổ là vấn đề: thế giới này do Chúa sáng tạo hay nó vẫn tồn tại như thế từ xưa đến nay ?

Bước sang thời Phục hưng và cận đại, sự phát triển to lớn của sản xuất và khoa học đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con người. Vì vậy, thời kỳ này ở Italia, đã dấy lên khẩu hiệu con người hãy thờ phụng chính bản thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình". Hình ảnh bức tượng "Người khổng lồ" (Davit) của nhà điêu khắc Mikenlan Giêlô đã trở thành biểu tượngcủa con người thời Phục hưng và cận đại. Đó là con người tràn đầy sức sống và hoài bão tự do. Giờ đây, không phải quan hệ giữa chúa và thế giới mà chính là vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới trở thành trung tâm của các quan niệm triết học. Nhiều nhà tư tưởng đã ý thức được sự cần thiết phải xây dựng một "triết học thực tiễn, nhờ đó con người hiểu biết sức mạnh... của tất cả các sự vật khác xung quanh ta cũng thấu đáo như những công việc của những người thợ thủ công, bằng cách đó, chúng ta có thể sử dụng chúng trong các hoạt động của mình, đồng thời biến mình thành những chủ nhân và chúa tể của giới tự nhiên".

Thực ra, dưới hình thức này hay hình thức khác, ngay từ thời cổ đại, vấn đề con người đã trở thành một trong những đề tài triết học cơ bản. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại vấn đề đó được đặt ra và giải quyết trong những bối cảnh và nội dung khác nhau. Triết học Tây Âu thời kỳ này phản ánh rõ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm giải thoát con người khỏi mọi gông cùm chật hẹp mà các tôn giáo thời trung cổ áp đặt cho nó. Vì thế từ thời Phục hưng, các tư tưởng nhân đạo đặc biệt phát triển. Hơn nữa, với nhiều khám phá trong lĩnh vực tâm sinh lý học, các triết gia thế kỷ XV - XVIII ngày càng nhận thấy vai trò của thể xác con người đối với việc phát triển trí tuệ và nhân cách. Tuy nhiên, ở đây con người mới được đề cập đến chủ yếu ở khía cạnh cá thể, bản chất xã hội của con người chưa được đề cao.

Đặc điểm thứ ba, triết học thời kỳ này phát triển trong điều kiện phát triển như vũ bão của các nhà khoa học. Bản thân các khoa học nhìn chung chưa trở thành các khoa học độc lập, nên mối quan hệ giữa triết học và các khoa học khác gắn bó tới mức khó phân biệt ranh giới giữa chúng. Vì thế, danh từ triết học" được hiểu rất rộng, nó không ám chỉ đơn thuần sự thông thái nói chung nữa mà mang nhiều nội dung khoa học và nghệ thuật cụ thể. Phần nhiều các triết gia như Brunô, Galilê, Đêcáctơ, Lépnít... đều là các nhà bách khoa uyên bác trên nhiều lĩnh vực khoa học. Sự phát triển khoa học đã giúp cho các nhà triết học có nhiều quan niệm hợp lý về thế giới và con người. Cũng chính do ảnh hưởng của các nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học và toán học mà trong triết học thế kỷ XV - XVIII chịu sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình. Bản thân việc xuất hiện chủ nghia duy cảm và chủ nghĩa duy lý cũng đều có cơ sở trong sự phát triển các xu hướng khác nhau của khoa học tự nhiên thời Phục hưng và cận đại.

Mối quan hệ giữa triết học với các lĩnh vực thế giới quan khác trong thời Phục hưng và cận đại cũng trài qua nhiều bước thăng trầm. Từ thế kỷ XV - XVI, triết học chiụ ảnh hưởng nhiều của sự phát triển nghệ thuật và văn hoá phục hưng, nhất là ở Italia. Đến thế kỷ XVII, nó hoà quyện cùng với các khoa học, nhất là khoa học tự nhiên trong việc giải quyết nhiều vấn đề thế giới quan. Đến cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, khi nhiều khoa học đủ sức tách ra khỏi cái nôi triết học của mình thì cũng là lúc triết học bước vào khủng hoảng với việc xuất hiện nhiều quan niệm hoài nghi luận. Tất cả những điều đó nói lên đặc trưng riêng cũng như sự phong phú, đa dạng của triết học thời kỳ này.

Đặc điểm thứ tư: sự thống trị của các quan niệm tự nhiên thần luận trong triết học thế kỷ XV -XVIII cho thấy sự phức tạp và dai dẳng của cuộc đấu tranh giữa triết học và khoa học chân chính với các quan niệm tôn giáo, thần học trong việc giải quyết các vấn đề về bản chất của Thượng đế, thế giới và con người. Chính việc thoả hiệp của giai cấp tư sản trong các vấn đề tôn giáo là hậu thuẫn thực tiễn cho các quan niệm tự nhiên thần luận thời kỳ này. Mặc khác, việc tồn tại dai dẳng của tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm triết học đòi hỏi chúng ta không nên phiến diện trong việc đánh giá tôn giáo cũng như tiến trình lịch sử thắng lợi của các tư tưởng duy vật và vô thần trong cuộc đấu tranh chống các quan niệm duy tâm và tôn giáo. Xét ở một khiá cạnh nhất định, các quan niệm này đóng vai trò tích cực đáng kể trong đời sống xã hội.

Trên đây là những đặc điểm cơ bản, đại thể về triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại. Sau đây chúng ta đi sâu nghiên cứu từng học thuyết triết học cụ thể của giai đoạn này.

HocTot.Nam.Name.Vn

close