Lý thuyết trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh(c.c.c)Tính chất: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. 1. Các kiến thức cần nhớ ![]() Nếu ba cạnh của tam giác này lần lượt bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh. Ví dụ: AB=A′B′BC=B′C′AC=A′C′}⇒ΔABC=ΔA′B′C′(c.c.c) 2. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh. Phương pháp: Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: “Nếu ba cạnh của tam giác này lần lượt bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.” Dạng 2: Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh để chứng minh các cạnh góc bằng nhau, tính số đo góc. Phương pháp: + Xác định hai tam giác có các góc cần chứng minh bằng nhau hoặc cần tính số đo. + Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh. + Suy ra hai góc tương ứng bằng nhau hoặc số đo góc cần tính.
|