Lý thuyết Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫnĐiện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN 1. Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn - Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng một đại lượng gọi là điện trở suất của vật liệu, kí hiệu là \(\rho \). Đơn vị của điện trở suất là \(\Omega .m\). - Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1 m và có tiết diện đều là 1 m2. - Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt. 2. Sự phụ thuộc của điện trở và vật liệu làm dây dẫn Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện tỉ lệ thuận với điện trở suất của vật liệu làm các dây dẫn. 3. Công thức tính điện trở \(R = \rho \dfrac{l}{S}\) Trong đó: l : chiều dài dây dẫn (m) \(\rho \): điện trở suất \(\left( {\Omega .m} \right)\) S: tiết diện dây dẫn (m2) R: điện trở của dây dẫn \(\left( \Omega \right)\) 4. Liên hệ thực tế Nước biển có điện trở suất khoảng 0,2Ω.m còn nước uống thông thường có điện trở suất trong khoảng từ 20Ω.m đến 2000Ω.m. Do đó, nước biển dẫn điện tốt hơn nước uống thông thường khoảng từ 100 đến 10000 lần. Sơ đồ tư duy về sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn - Vật lí 9
|