Lý thuyết: Sự hình thành các quan điểm và thế giới quan triết học của C. Mác và Ph. ĂngghenSự hình thành triết học Mác chia làm hai giai đoạn cơ bản: 1) Quá trình hình thành dần dần các quan điểm triết học, sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học. Quá trình này hoàn thành vào năm 1844. Sự hình thành triết học Mác chia làm hai giai đoạn cơ bản: 1) Quá trình hình thành dần dần các quan điểm triết học, sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học. Quá trình này hoàn thành vào năm 1844. 2) Khởi thảo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ ngĩa duy vật lịch sử. Quá trình này hoàn thành vào năm với sự xuất hiện tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản". Trong thời đại của Mác và Ăngghen, quá trình phát triển triết học Mác lại được chia làm hai giai đoạn: 1) Từ 1848 đến Công xá Pari 1871; 2) Từ 1871 cho đến 1895. Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở Tơrivơ của nước Đức. Bố ông là luật sư, đánh giá cao phái khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và chế độ dân chủ tư sản đã được xác lập ở Pháp, nhưng không có khuynh hướng cách mạng. Ông có một ảnh hưởng lớn đến việc học tập và phấn đấu của Mác. Năm 1835, C.Mác vào học luật ở Trường đại học Bon và qua một năm chuyển sang học ở Trường đại học Béclin. Ở đây, ông chuyển sang nghiên cứu lịch sử và triết học. Cha ông muốn ông trở thành luật sư, một viên chức nhà nước. Nhưng ngay từ thời sinh viên, Mác đã là người chống lại chế độ xã hội đang thống trị ở Đức hồi đó. Tác phẩm khoa học đầu tiên của ông hồi trẻ là luận án tiến sĩ. Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya được bảo vệ năm 1841. Trong tác phẩm này, Mác còn đứng trên lập trường duy tâm của Hêghen. Ông coi sự phát triển của tự ý thức của con người là động lực phát triển của lịch sử nhân loại. Nhưng ngay việc lựa chọn đề tài luận án, sự quan tâm của Mác đối với các nhà duy vật cổ đại đã nói lên sự bất đồng của ông với Hêghen. Trong khi nhấn mạnh cuộc đấu tranh của Êpiquya chống tôn giáo, tuyên truyền chủ nghĩa vô thần, Mác đánh giá cao vai trò của ông trong lịch sử triết học. Mác phê phán nghiêm khắc thái độ miệt thị Êpiquya vẫn có từ trước đến nay trong chủ nghĩa duy tâm và chứng minh rằng, Êpiquya đã làm phong phú thêm nguyên tư luận của Đêmôcrít. Trong bản luận án cũng bộc lộ rõ cố gắng của Mác để vượt ra ngoài giới hạn quan niệm của Hêghen và phái Hêghen trẻ về vấn đề quan hệ của tư duy với hiện thực xung quanh ở bên ngoài. Theo Mác, sự thống nhất của tự ý thức và hiện thực bên ngoài phải trải qua những trình độ khác nhau: sự hoà hợp, kết quả của sự phát triển của tự ý thức, được thay thế bằng một cuộc xung đột sâu sắc mà không thể giải quyết bằng con đưòng lý luận, bằng sự phê phán. Cách giải quyết bằng thực tiễn, bằng cách mạng sự xung đột đó lại xác lập trở lại một thời gian nhất định sự hoà hợp giữa tự ý thức và tồn tại, nhưng sự hoà hợp đó không thể là tuyệt đối, không thể là vĩnh viễn. Những lập luận đó của Mác còn xa với quan niệm duy vật biện chứng nhưng đã chứa đựng mầm mống của quan niệm sâu sắc về mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và tồn tại thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Mác đã sớm ý thức được rằng, triết học phải đấu tranh chống lại tất cả các vị thần ở trên trời và ở trần thế, phải phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị thực tiễn nhằm giải phóng nhân loại bị áp bức. Đó cũng là chỗ phân phân biệt Mác với Hêghen và phái Hêghen trẻ. Chính vì vậy, Mác đã đặt cơ sở để cải tạo phép biện chứng Hêghen theo tinh thần cách mạng, ông nói rằng, phép biện chứng là "dòng suối cuồn cuộn" phá vỡ và lật đổ những hình thức tồn tại bị hạn chế, hữu hạn về mặt lịch sử. Tư tưởng này hoàn toàn đối lập với quan niệm của Hêghen, tức là quan niệm cho rằng: quá trình lịch sử toàn thế giới đã được hoàn thiện bởi Nhà nước Phổ và triết học của ông ta đã đạt tới đỉnh cao tuyệt đối. Mác cũng hiểu rằng, ý chí cách mạng của ông không tương hợp với công việc giảng dạy ở trường đại học của Đức; vì vậy, ông đã từ chối không nhận chức giáo sư ở trường Đại học Bon, mà trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chính trị. Vào năm 1842, ông trở thành biên tập viên của "Báo Sông Ranh". Dưới sự lãnh đạo của ông, tờ báo đã trở thành cơ quan của phái dân chủ - cách mạng. Như vậy, ngay từ buổi đầu hoạt động sáng tạo của mình, Mác vẫn còn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm, chịu ảnh hưởng của Hêghen và phái Hêghen trẻ. Song, khuynh hướng dân chủ cách mạng của Mác hoàn toàn xa lạ với họ và sự bất đồng của Mác với Hêghen và phái Hêghen trẻ bộc lộ ra trên những vấn đề cơ bản nhất của triết học mà ở thời kỳ này ông chưa thể giải thích được một cách đầy đủ và rõ ràng. Cũng trong thời gian ấy, thế giới quan cách mạng của Ph.Ăngghen cũng hình thành một cách độc lập với C.Mác. Phriđrích Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 ở thành phố Bácmên (Đức), trong một gia đình chủ xưởng sợi. Ông không được học đại học, thậm chí ngay cả trung học, bố ông cũng không cho ông học hết và muốn ông sớm trở thành nhà kinh doanh. Năm 1838, Ăngghen được phái đi làm thư ký nhà buôn ở Brêmen. Ông đã kiên trì tự học, tham gia hoạt động khoa học và chính trị và tự chọn con đường cách mạng của cuộc đời mình. Lòng yêu tự do có tính chất dân chủ cách mạng đưa ông tới niềm tin về những cải biến xã hội do nhân dân thực hiện và giúp ông chuyển từ lập trường tôn giáo sang lập trường của chủ nghĩa vô thần. Trong khi công khai đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân chủ cách mạng, năm 1839, Ăngghen xuất bản Những bức thư từ Vesphali, trong đó ông đả kích bộ mặt sùng đạo của bọn chủ xưởng và tỏ ra có thiện cảm sâu sắc với công nhân. Nhưng lúc này, Ăngghen chưa phân biệt được giai cấp công nhân như là một giai cấp đặc biệt được giai cấp công nhân như một giai cấp đặc biệt trong đám quần chúng bị bóc lột và bị áp bức. Năm 1841, Ăngghen đi Béclin làm nghĩa vụ quân sự, làm quen với những người thuộc phái Hêghen trẻ và đứng vào hàng ngũ của họ. Trong khi nghiên cứu triết học Hêghen, ông luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt qua triết học này để đi tới một thế giới quan thực sự cách mạng gắn liền với cuộc đấu tranh thực tiễn của nhân dân. Trong khi phê phán triết học về sự linh báo của Senlinh, mặc dù còn ở lập trường duy tâm chủ nghĩa, ông đã thấy sự mâu thuẫn trong triết học Hêghen giữa tiến bộ và bảo thủ, tuy chưa thấy được mâu thuẫn giữa phương pháp và hệ thống; ông thấy triết học Phoiơbắc có tính chất triệt để hơn các nguyên lý triết học của Hêghen, mặc dù chứa thấy sự đối lập về nguyên tắc giữa chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc và chủ nghĩa duy tâm Hêghen. Về nhiệm vụ của triết học, Ăngghen cho rằng: cần phải kết hợp triết học với đấu tranh chính trị thực tiễn. Cuối năm 1842, Ăngghen sang Anh, ở Mansestơ, làm công trong một xưởng sợi mà bố ông là một trong những người chủ xưởng. Ở đây, ông bắt đầu nghiên cứu kinh tế - chính trị học cổ điển Anh, trực tiếp nghiên cứu phong trào công nhân ở nước công nghiệp phát triển nhất thời kỳ đó. Như vậy, ngay từ bước đầu hoạt động khoa học và chính trị, Mác và Ăngghen vẫn còn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng; mặc dù vậy, các ông đã cố gắng để vượt ra khỏi khuôn khổ của nó song chưa thực hiện được. Giai đoạn mới trong hoạt động của Mác bắt đầu từ thời kỳ làm biên tập viên Báo Sông Ranh (cuối 1842 đến đầu 1843). Chủ để cơ bản của những bài báo của Mác là bảo vệ lợi ích của những người lao động. Những bài báo về chế độ kiểm duyệt, về chế độ đại diện phân chia đẳng cấp, về sự ức hiếp nông dân nghèo, về tình trạng bần cùng của nông dân, về tệ quan liêu của các quan chức... đã làm cho Chính phủ phản động Phổ để ý theo dõi và mùa Xuân 1843, chúng ra lệnh đóng cửa tờ báo vì bị kết tội tuyên truyền cách mạng và thậm chí tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Mác bác bỏ lời buộc tội đó và nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa cộng sản đề ra vấn đề mang tính chất thời đại, ý nghĩa của nó ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là của công nghiệp, vì thế, ông không có quyền làm ngơ không biết đến chủ nghĩa cộng sản. Thời gian làm báo này tuy rất ngắn nhưng đã giúp ông khắc phục những phương diện tiêu cực trong ảnh hưởng của triết học Hêghen. Trong cuộc đấu tranh dân chủ cách mạng cho lợi ích của nhân dân lao động, Mác nhận ra ngày càng rõ rệt tính chất bảo thủ của lý tưởng xã hội; sự mâu thuẫn giữa hệ thống và phương pháp; tính không vững chắc trong nguyên lý lý luận xuất phát về sự thống nhất của tồn tại và tư duy của Hêghen. Mác chống lại Nhà nước Phổ phản động; đồng thời cũng có nghĩa là ông đoạn tuyệt với sự tuyệt đối hoá nhà nước nói chung theo quan điểm duy tâm của Hêghen, với sự miêu tả mọi nhà nước như là cơ thể hợp lý, hợp đạo đức và với sự thỏa hiệp của Hêghen đối với trật tự hiện có. Trong thời gian hoạt động ở Báo Sông Ranh, Mác chú ý đến đời sống kinh tế của xã hội mà Hêghen và phái Hêghen trẻ coi như là một cái gì thứ yếu so với nhà nước, tôn giáo, đời sống tinh thần của xã hội nói chung. Nhờ đó, Mác nhìn thấy không những tính chất phản động trong sự thỏa hiệp của Hêghen đối với chế độ hiện hành, mà cả tính chất vô căn cứ của chủ nghĩa chủ quan của phái Hêghen trẻ tách rời hiện thực, không dựa vào những động lực vốn có của hiện thực. Vì thế, không bao lâu sau đó, Mác đã đoạn tuyệt với phái Hêghen trẻ ở Béclin. Mặt khác, Mác cũng nhận thấy rằng, phép biện chứng của Hêghen không đáp ứng được trình độ nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, không vạch ra được những nguyên nhân và nguồn gốc sâu xa của các vấn để thực tiễn. Từ đó, Mác hướng theo con đường cải tạo mang tinh thần cách mạng phép biện chứng của Hêghen, phát triển một cách có phê phán "hạt nhân hợp lý" của phép biện chứng đó. Như vậy, ở thời kỳ này, Mác ngày càng xa rời chủ nghĩa duy tâm. Lênin nhận xét rằng, Báo Sông Ranh năm 1842 đã để lộ rõ bước đầu chuyển hướng của Mác từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang thế giới quan mới, sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Lútvích Phoiơbắc có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thế giới quan của Mác và Ăngghen năm 1842 - 1843, chính Phoiơbắc trước kia là người tán thành triết học của Hêghen và thuộc phái Hêghen trẻ. Nhưng về sau, ông đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm và năm 1841, đã xuất bản tác phẩm nổi tiếng của mình Bản chất của Đạo Cơ đốc. Theo Ăngghen, tác phẩm này đã có ảnh hưởng cách mạng hoá tới ý thức triết học của những người tiên tiến ở Đức, và chính Mác, Ăngghen cũng lập tức trở thành môn đồ của Phoiơbắc. Mác đánh giá cao triết học của Phoiơbắc, nhưng ngay thời kỳ 1842 - 1843, ông đã không tán thành đạo đức học của Phoiơbắc, việc Phoiơbắc cố gắng tìm ý nghĩa đạo đức trong tín ngưỡng tôn giáo, hoặc quá nhấn mạnh đến tự nhiên mà ít chú ý đến chính trị. Mác đặt vấn đề kết hợp triết học với chính trị, triết học phải phục tùng cuộc đấu tranh chính trị. Khi từ bỏ chủ nghĩa duy tâm Hêghen, Phoiơbắc vứt luôn cả phép biện chứng Hêghen. Khác với Phoiơbắc, Mác đã cải tạo và phát triển "hạt nhân hợp lý" của phép biện chứng đó. Ảnh hưởng của Phoiơbắc còn thấy trong một số tác phẩm chưa chín muồi của chủ nghĩa Mác. Tháng 11 năm 1843, Mác đến Pari để xuất bản Niên giám Pháp - Đức. Ông có điều kiện nghiên cứu phong trào công nhân, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh, triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII và các dân tộc tiền bối khác. Mác đã xuất bản hai tác phẩm Góp phần vào vấn đề châu Âu và Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu. Ngay trong tác phẩm đầu tiên, Mác đã dứt khoát đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm và chống lại lãnh tụ của phái Hêghen trẻ là Brunô Baue. Trong các tác phẩm này, Mác khẳng định, theo quan điểm duy vật, vai trò quyết định của hoạt động vật chất nhằm chống lại quan điểm duy tâm về vai trò quyết định của yếu tố tinh thần trong lịch sử. Trên cơ sở đó, Mác tiến tới phát hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản bằng cách phát triển tư tưởng về "sự giải phóng nhân loại", nghĩa là sự cải tạo xã hội theo chủ nghĩa xã hội. Tuy khái niệm "giải phóng nhân loại" còn mang dấu vết chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc, nhưng với thuật ngữ ấy, Mác chỉ ra cái mà Phoiơbắc chưa thể nói tới: xoá bỏ chế độ tư hữu, cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và ở đây, ông đã khẳng định dứt khoát rằng, triết học phải tìm lực lượng ngay trong bản thân hiện thực, ở giai cấp nằm ngay trong xã hội hiện tại - đó là giai cấp vô sản; triết học đó phải phản ánh những xung đột hiện thực, những điều kiện vật chất của những xung đột ấy và do đó vạch ra con đường hiện thực để giải quyết các xung đột đó. Đây là luận điểm then chốt của Mác trong việc hình thành quan điểm duy vật lịch sử và đặt cơ sở cho việc giải quyết một cách khoa học vấn đề quan hệ giữa ý thức và tồn tại mà trước đây trong luận án tiến sĩ của ông được giải thích một cách duy tâm chủ nghĩa. Luận điểm đó cũng đặt cơ sở cho Mác chuyển sang lập trường của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong Niên giám Pháp - Đức cũng đăng hai tác phẩm của Ăngghen gửi từ Mansestd đến. Vào hồi ấy, Ăngghen cũng hoàn thành việc chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học. Giữ vai trò quyết định trong sự chuyển biến này là việc tham gia phong trào Hiến chương; nghiên cứu tình hình giai cấp công nhân Anh; phê phán theo tinh thần cách mạng học thuyết xã hội chủ nghĩa của Ôoen và những nhà kinh điển trong kinh tế - chính trị học tư sản. Trong Bản thảo góp phần phê phán kinh tế - chính trị học, Ăngghen phê phán kinh tế - chính trị học của A.Smít và Đ.Ricácđô. Mác đã đánh giá đây là những phác thảo thiên tài đầu tiên của khoa học kinh tế - chính trị học của giai cấp vô sản. Ăngghen đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa xã hội phủ nhận chế độ tư hữu và đi đến kết luận về vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, mặc dù chưa liên hệ với Mác và độc lập với Mác. Lênin nhận xét: chính Ăngghen đã tạo ra sự kích sách cho Mác quyết định bắt tay vào việc nghiên cứu kinh tế - chính trị học, khoa học mà trong đó tác phẩm của Mác đã tạo nên cả một cuộc cách mạng và góp phần sáng tạo ra thế giới quan mới. Những tác phẩm của Mác và Ăngghen xuất bản trong Niên giám Pháp - Đức vạch rõ sự ngăn cách giữa những người cách mạng vô sản với phái cấp tiến tư sản, phái Hêghen trẻ mà A.Rugiơ là đại biểu người bỏ tiền ra để xuất bản niên giám). Thái độ đối với cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi vạch rõ hơn sự phân chia ấy. Mác đánh giá cao chiến công lịch sử của những người vô sản Đức, nhìn thấy ở sự kiện đó sự báo trước về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tương lai. Trái lại, Rugiơ coi sự kiện đó là cuộc nổi loạn ngu xuẩn của đám người đói khổ. Tất cả những điều đó làm cho sự cộng tác với A.Rugiơ và việc xuất bản Niên giám Pháp - Đức không thể tiếp tục được nữa. Và cũng từ ngày Mác và Ăngghen cùng viết trên tờ Niên giám Pháp - Đức (1844) đã mở đầu tình bạn vĩ đại của những người sáng lập chủ nghĩa Mác. Từ năm 1844, Mác bắt đầu việc nghiên cứu một cách có phê phán kinh tế - chính trị học tư sản Anh trên lập trường của chủ nghĩa xã hội. Kết quả đầu tiên của công trình nghiên cứu đó thể hiện trong tác phẩm chưa hoàn thành viết vào năm 1844 Bản thảo kinh tế- triết học. Ông vạch trần tính hạn chế của kinh tế - chính trị tư sản trong luận điểm về tính vĩnh viễn của chế độ tư hữu, khi họ khẳng định rằng, tư hữu là thuộc tính của con người; đồng thời, coi sự tồn tại của người vô sản (người không có của) là hợp lý, là tự nhiên. Phát triển tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, Mác khẳng định, phải xoá bỏ chế độ tư hữu để trả lại bản chất người đích thực cho con người Trong tác phẩm này, ông đã khởi thảo những nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử áp dụng chúng vào việc nghiên cứu kinh tế - chính trị học và luận chứng cho thế giới quan cộng sản chủ nghĩa. Những trong bản thảo này, Mác chưa tự gọi mình là người cộng sản, chỉ tự xác định học thuyết của mình là "chủ nghĩa nhân đạo hiện thực" phân biệt với chủ nghĩa nhân đạo tư sản trừu tượng, ở tác phẩm này, tuy còn ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc, nhưng những nguyên lý quan trọng nhất lại chứng tỏ rằng, về cơ bản, Mác đã khắc phục được hạn chế của triết học Phoiơbắc. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm này là tư tưởng về vai trò quyết định của lao động, của sản xuất vật chất trong việc sáng tạo ra chính bản thân con người và tiếp tục phát triển con người và nhân loại nói chung. Trong khi sáng tạo ra và phát triển con người, lao động đồng thời chiếm mất tất cả sức lực và thời gian của con người, nô dịch con người, dẫn đến sự xuất hiện sở hữu tư nhân, bóc lột và các giai cấp. Theo Mác, đó là "lao động bị tha hoá”, có nghĩa là hoạt động đó của con người là sự thể hiện quan trọng nhất bản chất người của con người nhưng lại trở thành lực lượng xa lạ, nô dịch con người, thể hiện ở chỗ sản phẩm của lao động thống trị chính ngay người sản xuất ra nó. Lao động bị tha hoá làm cho người công nhân đánh mất tính người, đánh mất cuộc sống đồng loại, phá vỡ quan hệ giữa người với người. Theo Mác, sự phát triển của sản xuất trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ tạo ra những tiền đề vật chất để thủ tiêu "lao động bị tha hoá”. Điều kiện chủ yếu để khắc phục sự tha hoá là thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Thủ tiêu "lao động bị tha hoá" tạo ra cơ sở để thủ tiêu sự tha hoá trong đời sống chính trị và tinh thần của lã hội. Và điều đó, về thực chất, là cải tạo cộng sản chủ nghĩa đối với các quan hệ xã hội. Thuật ngữ "tha hoá" đã được Hêghen và Phoiơbắc dùng Hêghen coi hiện tượng của tự nhiên và xã hội ỉà sự tồn tại tha hoá của "ý niệm tuyệt đối” và quy toàn bộ vấn đề phát triển thành việc khắc phục sự tha hoá ấy. Phoiơbắc áp dụng tư tưởng về sự tha hoá vào việc phê phán tôn giáo, ông coi tôn giáo không phải đơn thuần là sự bịa đặt, mà là sản phẩm độc đáo, là sự tha hoá của bản chất con người, sự tha hoá này dường như quy định tất cả những hình thức tha hoá khác của con người với nhau, tất cả ách áp bức xã hội. Muôn giải quyết mâu thuẫn xã hội, Phoiơbắc cho rằng, cần phải xoá bỏ tôn giáo hiện có và xây dựng một tôn giáo "mới", tôn giáo này đem bản thân con người thay cho Thượng đế. Mác phê phán một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật quan niệm của Hêghen và cả Phoiơbắc về sự tha hoá và cách khắc phục sự tha hoá đó. Điều chủ yếu đối với Mác là quan niệm duy vật về lao động, cách đặt vấn đề một cách biện chứng về quá trình phát sinh, phát triển và khắc phục những mâu thuẫn đối kháng bên trong vốn có của hình thức hoạt động lao động của con ngưòi - hình thức hoạt động cơ bản quyết định sự phát triển của xã hội. Mác không xuất phát từ các khái niệm mà từ các sự kiện kinh tế cụ thể; khái niệm "tha hoá" được Mác bổ sung nội dung mới, trước hết là nội dung kinh tê, mà ở Hêghen và Phoiơbắc đều không có. Thủ tiêu "lao động bị tha hoá", giành lại 'bản chất người cho con người, phát triển mọi khả năng của mỗi cá nhân tự do - đó chính là "chủ nghĩa nhân đạo triệt để" theo quan niệm của Mác. Con người phát triển toàn diện là một mẫu lý tưởng về mặt triết học, đối với Mác đó là "hạt nhân" của lỷý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 của Mác là cái mốc quan trọng trong qụá trình hình thành các quan điểm triết học của Mác và khởi thảo các nguyên lý xuất phát của triết học Mác. Đồng thời với Mác, những quan điểm triết học và chính trị của Ăngghen cũng phát triển thêm. Năm 1845, Ăngghen xuất bản cuốn Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh, trong đó ông nghiên cứu sự phát sinh, hình thành và phát triển của giai cấp vô sản, tình cảrh của họ trong xã hội tư bản, chỉ ra vai trò lịch sử của giai cấp vô sản trong việc thủ tiêu chủ nghĩa tư bản. Ăngghen cũng chỉ ra sự cần thiết phải hợp nhất giai cấp vô sản thành một giai cấp độc lập, với những lợi ích riêng và các nguyên tắc đối lập với hệ tư tưởng tư sản, Lênin nhận xét rằng, Ăngghen là người đầu tiên nói rằng, giai cấp vô sản không chỉ là giai cấp đau khổ mà địa vị kinh tế - xã hội của nó buộc nó phải đấu tranh giải phóng đến cùng. Như vậy, đến cuối năm 1844, Mác và Ăngghen hoạt động độc lập với nhau đã đi đến những quan điểm giống nhau về triết học, về đời sống xã hội và về những nhiệm vụ của giai cấp vô sản. Một trong những đặc điểm nổi bật của quá trình này là sự chuyển hướng hoàn toàn của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản khoa học. Mùa xuân năm 1845, Ăngghen đến Brúcxen; Mác đã trình bày với người bạn và đồng tác giả những nguyên lý của một thế giơí quan triết học mới do ông phát hiện ra (gần như là đồng thời, Ăngghen cũng phát hiện ra những nguyên lý như vậy). Học thuyết vể sự tha hoá và việc giành lại cho con người cái bản chất của mình, có nghĩa là về các nguyên nhân kinh tế và các khả năng thủ tiêu sự bóc lột và áp bức con người, là một bước lớn trên con đường sáng tạo ra một thế giới quan hoàn chỉnh. Những triển vọng của tương lai, cũng như lịch sử xã hội cũng được phác họa trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 dưới hình thức triểt học trừu tượng và quát. Do vậy "con đường đi đến tương lai" hầu như chưa được nghiên cứu xong và vẫn còn chưa giải thích được "con đường từ quá - những nguyên nhân, cơ chế, nguồn gốc của lao động bị tha hoá. Vì thế, để thực hiện thực tế cái lý tưởng đã được để ra một cách rõ và đầy đủ trong bức tranh triết học về "con người toàn diện" thì chưa đủ cơ sở thực sự khoa học - sự hiểu biết vấn đề là bằng cách nào có thể đạt được những lý tưởng này. Câu trả lời cho những vấn đề này đã tìm thấy trên con đường nghiên cứu và luận chứng một thế giới quan triết học mới. Trong những năm 1844 - 1846, Mác và Ăngghen đã hoàn thành hai tác phẩm nổi tiếng: Gia đình thần thánh... và Hệ tư tưởng Đức. trong Gia đình thần thánh, Mác và Ăngghen đã phê phán một cách hệ thống nguồn gốc đầu tiên của phái Hêghen trẻ - phái theo triết học duy tâm Hêghen. Nhưng sự phê phán triết học duy tâm của Hêghen lại chuyển thành sự phê phán triết học duy tâm nói chung. Mác và Ăngghen đã kiên quyết phê phán toàn bộ triết học duy tâm và vạch trần tính chất vô căn cứ vể lý luận của nó cũng như ý nghĩa xã hội và vai trò của nó trong cuộc đấu tranh giữa các giai cấp. Tác phẩm này in còn ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Nhưng điều đó không thể phủ nhận được rằng, ở tác phẩm này, Mác và Ăngghen đã biểu hiện ra như là những người duy vật biện chứng, những người cách mạng vô sản tuyên truyền cho sự xóa bỏ chế độ tư hữu bằng cách mạng. Hầu như đồng thời với việc xuất bản Gia đình thần thánh (1845), Mác viết những luận cương nổi tiếng về Phoiơbắc. Trong tác phẩm này, Mác đã chỉ ra những bạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác, bao gồm cả triết học Phoiơbắc, trong vấn đề con người, thực tiễn, chân lý, đặc biệt là phép siêu hình... Đồng thời, Mác vạch rõ sự khác nhau về nguyên tắc giữa triết học của ông với các học thuyết triết học khác. Mác viết: "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới". Đến lúc này, trước mắt các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đặt ra nhiệm vụ là phải trình bày có hệ thống và phát triển hơn nữa học thuyết triết học của mình trong cuộc đấu tranh với các lý luận tư sản và tiểu tư sản. Vì vậy, năm 1845 - 1846, hai ông cùng nhau hoàn thành tác phẩm Hệ tư tưởng Đức. Đây là tác phẩm triết học rất quan trọng của Mác và của Ăngghen được viết trong thòi kỳ hình thành chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này, các ông tiếp tục phê phán triết học Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung; đồng thời, phân tích một cách có phê phán chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc, đặc biệt là quan điểm duy tâm về lịch sử của Phoiơbắc và chủ nghĩa duy vật trước Mác. Qua đây, hai ông cũng chỉ rõ rằng, ngay những tư tưởng tiến bộ nhất thòi đó, nếu không đứng trên lập trường của giai cấp công nhân thì cũng không thể vươn tới chủ nghĩa duy vật về lịch sử được, ở tác phẩm này, triết học của hai ông xuất hiện như là cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì thế, ở tác phẩm này, lần đầu tiên các ông nói rõ học thuyết của mình là chủ nghĩa xã hội khoa học; trình bày tất cả những vấn đề cơ bản của thế giới quan mới, về sự đối lập hệ tư tưởng của giai cấp vô sản với hệ tư tưởng của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Một trong những nguyên nhân đưa tới những bước tiến lớn lao trong triết học của hai ông là: các ông đã tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, thành lập các tổ chức có khuynh hướng cộng sản và hoạt động tích cực cùng các nhóm cách mạng khác của giai cấp công nhân. Trên cơ sở hoạt động lý luận về thực tiễn, các ông tiến hành việc chứng minh một cách khoa học hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, tuyên truyền hệ tư tưởng đó trong phong trào công nhân và phê phán các loại chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản còn đang thống trị trong phong trào công nhân lúc bấy giờ. Một trong những nhiệm vụ lúc đó là phải vạch trần quan điểm vô chính phủ phản động của Pruđông, giải phóng giai cấp công nhân tới ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản. Mác đã hoàn thành nhiệm vụ đó bằng tác phẩm: Sự khốn cùng của triết học. Trả lời cuốn Triết học về sự khốn cùng của Pruđông (1847). Theo nhận xét của Lênin, đây là tác phẩm đầu tiên chín muồi về chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ chỗ phê phán sự không tưởng về kinh tế của Pruđông, Mác chuyển sang phân tích một cách có phê phán phương pháp luận của ông ta; chỉ rõ rằng, phương pháp nghiên cứu của Pruđông là phương pháp Hêghen xào nấu lại một cách sống sượng, lại bị tước mất "hạt nhân hợp lý", ở đây, Mác cũng đánh giá một cách phê phán phép biện chứng của Hêghen và phát triển phương pháp của mình - phép biện chứng duy vật. Trong cuộc đấu tranh chống Pruđông, Mác đã phát, triển những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, của kinh tế - chính trị học, của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vừa tích cực hoạt động khoa học và lý luận, Mác và Ăngghen vừa tích cực tham gia hoạt động thực tiễn nhằm thành lập đảng cộng sản. Năm 1847 tổ chức đó đã được hình thành với tên gọi là "Đồng minh những người cộng sản" mà cương lĩnh của nó do Mác và Ăngghen soạn thảo (từ tháng 12 năm 1847 đến tháng giêng năm 1848) với tên gọi Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Tác phẩm này là văn kiện có tính chất cương lĩnh của thế giới quan mácxít, hoàn thành quá trình hình thành chủ nghĩa Mác và cơ sở triết học của nó: chủ nghĩa duy vật biện chứng (bao gồm cả chủ nghĩa duy vật lịch sử). Lênin nhận xét rằng, trong tác phẩm này đã trình bày hết sức rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để bao trùm cả lĩnh vực đời sống xã hội, phép biện chứng như là học thuyết về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng có tính lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản - người sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa. Vậy, tư tưởng cơ bản trong thế giới quan triết học mới của Mác và Ăngghen là gì ? Trong "Lời tựa" của tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859), Mác viết: "Kết quả chung mà tôi đã đạt được và đã trở thành kim chỉ nam cho mọi sự nghiên cứu sau này của tôi, có thể trình bày vắn tắt như sau. Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ... Các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của quá trình sản xuất xã hội, ... nhưng những lực lượng sản xuất phát triển trong lòng xã hội tư sản đồng thời cũng tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết đối kháng ấỵ. Cho nên với hình thái xã hội đó, thời kỳ tiền sử của xã hội loài người đang kết thúc". Toàn bộ sự trình bày vắn tắt đó nói lên quan niệm duy vật vể lịch sử của Mác, các quan niệm đã giáng một đòn chí tử vào chủ nghĩa duy tâm dưới mọi biểu hiện của nó, kể cả thứ chủ nghĩa duy tâm ẩn giấu nhất, ở đây, chủ nghĩa duy vật đã được áp dụng một cách triệt để Trao lĩnh vực các hiện tượng xã hội, vào đời sống xã hội. Đó là sự khái quát triết học thiên tài mà toàn bộ triết học trước Mác chưa đạt tới được. Sự xuất hiện một thế giới quan triết học mới của Mác và Ăngghen đã dẫn tới sự sụp đổ của toàn bộ quan niệm sai lầm vê lịch sử cũng như phương thức tư duy chính trị cổ truyền, và tất nhiên thế giới quan mới đó vấp phải sự phản kháng quyết liệt của các đại biểu đủ loại theo thế giới quan cũ. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một thành quả vĩ đại của tư tưởng khoa học mà chỉ có đứng trên lập trường của giai cấp vô sản mới có thể đạt tới được, bởi vì nó đưa tới kết luận có ánh chất cách mạng về sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của giai cấp vô sản. Thế giới quan mới là Mác và Ăngghen sáng lập ra là thế giới quan cộng sản chủ nghĩa, là biểu hiện ý luận - khoa học của hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những đặc điểm cơ bản của mộc cách mạng trong triết học mà Mác và Ăngghen đã thực hiện. Thế giới quan mới của Mác và Ăngghen xuất phát từ một luận đề nổi tiếng của Mác nói rằng, các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới, nhưng vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới. Luận đề này đã nêu lên một cách vắn tắt và sâu sắc thực chất cuộc cách mạng trong triết học do chủ nghĩa Mác thực hiện, sự khác nhau căn bản về chất giữa triết học của chủ nghĩa Mác và tất cả các học thuyết triết học trước kia. Điều đó cũng có nghĩa là đã làm biến đổi một cách căn bản tính chất và vai trò xã hội của triết học, và do đó làm biến đổi căn bản địa vị của triết học trong hệ thống tri thức khoa học tự nhiên và xã hội. Điều đó cũng có nghĩa rằng, triết học tham gia cải tạo thực tiễn, chấm dứt tình trạng đôi lập giữa triết học và thực tiễn, đổi lập giữa triết học và các khoa học cụ thể, đối lập giữa thế giới quan và khoa học. Thế giới quan mới của Mác và Ăngghen là thế giới quan duy vật biện chứng, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình dưới mọi biểu hiện. Chính Mác và Ăngghen đã giải phóng chủ nghĩa duy vật cũ khỏi phép siêu hình và giải phóng phép biệh chứng khỏi sự thần bí hoá duy tâm chủ nghĩa. Cả chủ nghĩa duy vật, cả phép biện chứng đều được nâng lên một trình độ cao hơn, được thống nhất thành một chỉnh thể thống nhất như là một thế giới quan khoa học hoàn chỉnh về thế giới nói chung, về tự nhiên, về xã hội và về tư duy. Điều đó lần đầu tiên được thực hiện trong lịch sử tư tưởng triết học của nhần loại và do Mác, Ăngghen thực hiện. Đó chính là những đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng trong triết học mà những người sáng lập chủ nghĩa Mác thực hiện. Các quan điểm triết học và thế giới quan triết học mới của Mác và Ăngghen được tiếp tục phát triển trong các tác phẩm tiếp theo. Thời kỳ này gắn liền với các sự kiện quan trọng như cách mạng 1848 – 1849 ở Đức, Pháp, Áo,... Công xã Pari (1871), thành lập Quốc tế I (1864 - 1872). Từ sau năm 1861, nước Nga bắt đầu phát triển chủ nghĩa tư bản. Đầu những năm 70, nước Đức được thống nhất. Ở các nước Đông Âu, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang trở thành hệ thống quan hệ sản xuất thống trị. Chủ nghĩa tư bản ở Mỹ phát triển tương đối nhanh và cuộc nội chiến 1861 - 1865 lại thúc đẩy nó mạnh hơn. Ở Nhật cũng bắt đầu quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản khá mạnh vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XIX. Chủ nghĩa Mác, một mặt, kiên quyết đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản; mặt khác, đã trở thành hệ tư tưởng khoa học được thừa nhận trong phong trào công nhân của những nước lớn ở Tây Âu. Tất cả những điều nói trên cho thấy rằng, nhiều vấn để triết học cần được giải quyết triệt để hơn nữa. Mác đã nhận thức rõ: phải nghiên cứu kinh tế - chính trị học ở một trình độ cao hơn để phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; chính điều đó sẽ làm cơ sở cho việc phát triển thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản. Trong năm 1848 - 1852; Mác và Ăngghen đã xuất bản một loạt tác phẩm, tổng kết kinh nghiệm của cách mạng: Cách mạng và phản cách mạng ở Đức; Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850; Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ... Trong các tác phẩm này,chủ yếu các ông phát triển các nguyên, lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó đặc biệt là học thuyết về chuyên chính vô sản và cách mạng. Trong một loạt tác phẩm về kinh tế, Mác và Ăngghen phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng (đặc biệt ở bộ Tư bản). Những nghiên cứu kinh tế này càng khẳng định các kết luận triết học của Mác và chứng tỏ rằng, chủ nghĩa duy vật biện chứng phải trở thành cơ sở phương pháp luận đáng tin cậy của kinh tế - chính trị học mà nhờ nó có thể phát hiện được những vấn đề bản chất nhất, sâu sa nhất của đời sống xã hội. Những vấn để cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng đã được phát triển trong các nghiên cứu sinh tế - chính trị của Mác. Công xã Pari (1871) đánh dấu một giai đoạn mới của lịch sử thế giới - giai đoạn bắt đầu quá trình chuyển biến chủ nghĩa tư bản công nghiệp thành chủ nghĩa đế quốc. Phong trào công nhân phát triển mạnh lên, chủ nghĩa Mác giành được thắng lợi trong phong trào công nhân, đã hợp nhất được phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội. Công xã Pari là kinh nghiệm lịch sử đầu tiên của cuộc cách mạng vô sản nhằm giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và thiết lập chính quyền vô sản. Trong tác phẩm Nội chiến ỏ Pháp (1871) Mác đã tong kết kinh nghiệm của Công xã và rút ra kết luận quan trọng vê hình thức nhà nước của chuyên chính vô sản kiểu Công xã Pari, điều mà năm 1848 ông chưa thể rút ra được. Trong Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875), Mác đã làm phong phú thêm học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của mình; ông đã đưa và luận chứng về tính tất yếu lịch sử của một thời kỳ quá độ đặc biệt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Lần đầu tiên ông đã chỉ rõ hai giai đoạn của hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa: chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp và chủ nghĩa cộng sản - giai đoạn cao. Ông cũng chỉ ra cơ sở phân chia giai đoạn và những đặc điểm cơ bản của các giai đoạn. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh (1878), Ăngghen đã hệ thống hoá tất cả những nguyên lý của triết học mácxít, luận chứng rõ ràng về các phạm trù, quy luật của triết học mácxít, bao gồm cả những vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông chống lại đường lối trung gian của Đuyrinh, bảo vệ nguyên tắc tính đảng trong triết học. Quan điểm duy vật biện chứng trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học thể hiện một cách sâu sắc. Ông đã phát triển những luận điểm căn bản của triết học duy vật, đưa ra định nghĩa kinh điển về vận động của vật chất và phép biện chứng, về các quy luật và các cặp phạm trù... Sau khi Mác từ trần (1883), Ăngghen dồn sức để chuẩn bị xuất bản tập 2, tập 3 của bộ Tư bản. Ông tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân, tiếp tục hoàn thành các tác phẩm triết học của mình. Trong đó phải kể đến Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước; Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Trong tác phẩm đầu, lần đầu tiên việc giải thích một cách khoa học, duy vật vể lịch sử xã hội loài người ở các giai đoạn sớm nhất được trình bày một cách có hệ thống; chỉ ra lịch sử phát triển của gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành xã hội có giai cấp dựa trên chế độ tư hữu, khám phá ra nguồn gốc và bản chất của nhà nước và chứng minh tính tất yếu tiêu vong của nhà nước trong chủ nghĩa cộng sản... Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Ăngghen đã trình bày một cách rõ ràng quá trình phát sinh và phát triển của thế giới quan mácxít. Những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã được trình bày một cách có hệ thống. Ăngghen đã chỉ rõ nguồn gốc triết học của thế giới quan vô sản, nhấn mạnh sự khác nhau về nguyên tắc giữa thế giới quan mới này với những học thuyết triết học trước đó, chỉ ra ý nghĩa lịch sử cũng như thiếu sót của triết học Hêghen và Phoidbắc. Lần đầu tiên ông nêu lên định nghĩa có tính chất kinh điển về vấn đề cơ bản của triết học. Trong khi phê phán Hêghen, ông chỉ ra những mâu thuẫn sâu sắc trong triết học Hêghen, cũng như tính chất tiến bộ của phương pháp biện chứng Hêghen trong cái vỏ thần bí của nó. Khi phê phán Phoiơbắc, ông đồng thời chỉ ra hạn chế của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII. Ăngghen chỉ ra rằng: chủ nghĩa duy vật cũng có đủ những thiếu sót hạn chế như vậy, rằng Phoiơbắc đã dừng lại ở nửa đường, là nhà duy vật ở phía dưới, là nhà duy tâm ở phía trên. Angghen dành phần lớn tác phẩm để trình bày những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử một cách khúc chiết, rõ ràng về tính hoàn chỉnh, nhất quán của chủ nghĩa duy vật và triết học mácxít. Tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức là tác phẩm ở thời kỳ chín muồi của triết học Mác, nó đánh dấu sự khẳng định với những vấn đề cơ bản nhất trong thế giới quan triết học mácxít. HocTot.Nam.Name.Vn
|