Lý thuyết sinh quyểnBài 15. Sinh quyển Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Bài 15. Sinh quyển 1. Khái niệm - Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại. - Ranh giới của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống. Gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển và phần trên thạch quyển. 2. Đặc điểm của khí quyển - Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất. - Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng. - Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật - Khí hậu: các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng,... ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định. - Nước: là nguyên liệu cho cây quang hợp. Những nơi có nguồn nước dồi dào, sinh vật rất phát triển, ngược lại, những vùng hoang mạc khô hạn, sinh vật có số lượng ít. - Đất: Cấu trúc, độ pH, độ phì của đất có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và phân bố thực vật, từ đó tác động đến sự phân bố động vật. - Địa hình: độ dốc, hướng sườn, độ cao địa hình làm thay đổi lượng nhiệt, nước và các chất dinh dưỡng trong đất. Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao, độ dốc, hướng sườn dẫn đến sự thay đổi theo độ cao của thực vật => hình thành nên vành đai thực vật theo độ cao. - Sinh vật: Nơi có nguồn thức ăn phong phú sẽ tập trung nhiều loài, tính đa dạng sinh học cao. - Con người: Các hoạt động của con người cũng ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của sinh vật theo cả chiều hướng tích cực (mở rộng phạm vi phân bố, tạo ra nhiều giống mới,...) và tiêu cực (phá rừng, săn bắt động vật,...).
|