Lý thuyết quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản - Công nghệ 7Môi trường nuôi thuỷ sản Thức ăn của thuỷ sản Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... BÀI 13: QUY TRÌNH KĨ THUẬT NUÔI THUỶ SẢN 1. Môi trường nuôi thuỷ sản Ảnh hưởng của nước tới các loài thuỷ sản như: - Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ. - Nhiệt độ của nước ổn định và điều hoà hơn nhiệt độ không khí trên cạn - Thành phần khí oxygen thấp và Carbon dioxide cao hơn không khí trên cạn Tình trạng chất lượng nước thể hiện qua màu sắc nước. 2. Thức ăn của thuỷ sản 2.1 Thức ăn tự nhiên Khái niệm: thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong ao, hồ, bao gồm: thực vật phù du (vi tảo, tảo); thực vật đáy (rong, rêu); động vật phù du (luân trùng, bọ đỏ); động vật đáy (giun, ốc, trùn chỉ) 2.2 Thức ăn nhân tạo Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho thuỷ sản. Có 2 loại: - Thức ăn thô là phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp; các nguyên liệu được xay nhỏ, phối trộn có bổ sung premix – vitamin và được nấu chín trước khi cho thuỷ sản nuôi ăn. - Thức ăn viên là thức ăn được sản xuất với quy mô công nghiệp; pha trộn các thành phần nguyên liệu theo tỉ lệ phù hợp; bổ sung vitamin, khoáng chất. 3. Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản (tôm, cá) 3.1 Chuẩn bị ao nuôi, xử lí nước - Ao nuôi tôm, cá phải được thiết kế hợp lí, có hệ thống cấp, thoát nước tốt; đáy ao phẳng; dốc nghiêng về cống thoát - Trước khi nuôi tôm, cá cần tháo cạn nước ao, phơi khô đáy, diệt côn trùng, địch hại. - Tiến hành các biện pháp xử lí nước; dùng phân hữu cơ và vô cơ để gây màu cho nước. 3.2 Thả con giống - Giống khoẻ, không chứa mầm bệnh - Ngâm túi đựng tôm cá vào ao 10-15 phút, sau đó mở miệng túi cho nước chảy từ từ vào để tôm, cá tự nhiên bơi ra 3.3 Chăm sóc, quản lí a. Cho ăn - Thức ăn và cách cho ăn: + Thức ăn cần cân đối thành phẩm, đủ dinh dưỡng + Cho ăn thức ăn phù hợp từng giai đoạn phát triển; cho ăn thành nhiều lần. - Thời gian cho ăn: mỗi ngày cho ăn ít nhất 2 lần vào buổi sáng 6-8 giờ và chiều từ 4-6 giờ; cho ăn đúng giờ, đủ số lượng, đủ chất lượng và đúng vị trí b. Quản lí - Kiểm tra ao nuôi - Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá c. Phòng và trị bệnh cho tôm, cá - Mục đích: Giúp tôm cá luôn khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh - Phát hiện bệnh cần xác định nguyên nhân và dùng thuốc trị - Chữa trị cần tiến hành ngay - Dùng thuốc phải đúng liều, có thể trộn cùng thức ăn hoặc tắm. 3.4 Thu hoạch tôm, cá Có 2 phương pháp: - Phương pháp thu từng phần: thu hoạch cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm, còn lại nuôi tiếp - Phương pháp thu hoạch toàn bộ: thu hoạch toàn bộ khi đạt tiêu chuẩn thương phẩm 4. Đo nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thuỷ sản 4.1 Tính chất của nước nuôi thuỷ sản a. Nhiệt độ - Nhiệt độ giới hạn chung của tôm là 25 – 35oC và cá là 20 – 30oC - Dụng cụ đo: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế điện tử b. Độ trong - Độ trong đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thuỷ sản - Đo dựa vào độ sâu nhìn thấy đĩa Secchi - Độ trong tốt nhất của nước nuôi tôm, cá đo bằng đĩa Secchi là từ 20 đến 30 cm 4.2 Quy trình thực hành đo nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thuỷ sản |