Lý thuyết Phép nhân và phép chia số tự nhiên Toán 6 KNTT với cuộc sốngLý thuyết Phép nhân và phép chia số tự nhiên Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... 1. Phép nhân số tự nhiên a.b=a+a+...+a (Có b số hạng) a.b=d (thừa số) . (thừa số) = (tích) Tính chất của phép nhân: Giao hoán: a.b=b.a Kết hợp: (a.b).c=a.(b.c) Phân phối của phép nhân đối với phép cộng:a.(b+c)=a.b+a.c Ta hiểu tính chất phân phối ở đây là nếu a nhân với một tổng của b và c thì ta lấy a nhân với b và lấy a nhân với c rồi cộng lại với nhau. Chẳng hạn,2.(3+5)=2.3+2.5. Lưu ý: 1) Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số. Chẳng hạn, a×b=a.b=ab, 2×a=2.a=2a. 2) Trong tính nhẩm ta thường sử dụng các kết quả: 2.5=10 4.25=100 8.125=1000 3) Tích (ab)c hay a(bc) gọi là tích cả ba số a, b, c và viết gọn là abc. Ví dụ 1: Đặt tính nhân 254.45 Ví dụ 2: Tính nhẩm 12.25 12.25=(3.4).25=3.(4.25)=3.100=300 2. Phép chia hết và phép chia có dư Chia hai số tự nhiên Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b≠0, ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: a=b.q+r trong đó 0≤r<b Nếu r=0 thì ta có phép chia hết: (số bị chia) : (số chia) = (thương) Nếu r≠0 thì ta có phép chia có dư. (số bị chia) = (số chia) . (thương) + (số dư) Ví dụ 3: Thực hiện các phép chia sau a) 780:12 b) 445:13 ![]() ![]()
|