Lý thuyết Phân số với tử và mẫu là số nguyên Toán 6 Cánh diềuLý thuyết Phân số với tử và mẫu là số nguyên Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... 1. Khái niệm phân số Ta gọi \(\frac{a}{b}\), trong đó \(a,\;b \in \mathbb{Z},\;b \ne 0\)là phân số, a là tử số (tử) và b là mẫu số (mẫu) của phân số. Phân số \(\frac{a}{b}\) đọc là a phần b. 2. Phân số bằng nhau Hai phân số \(\frac{a}{b}\) và \(\frac{c}{d}\) được gọi là bằng nhau, viết là \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\), nếu \(a.d = b.c\). Chú ý: Điều kiện \(a.d = b.c\) gọi là điều kiện bằng nhau của hai phân số \(\frac{a}{b}\) và \(\frac{c}{d}\). 3. Tính chất cơ bản của phân số *Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng 1 số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. *Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. Phương pháp rút gọn về phân số tối giản Bước 1: Tìm ƯCLN của tử và mẫu sau khi đã bỏ dấu – (nếu có) Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho ước chung lớn nhất vừa tìm được, ta có phân số tối giản cần tìm Để quy đồng nhiều phân số, ta thường làm như sau: Bước 1: Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số có mẫu dương. Tìm BCNN của các mẫu dương đó để làm mẫu số chung Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu, bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu Bước 3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số ở Bước 1 với thừa số phụ tương ứng Chú ý: Mỗi số nguyên n có thể coi là phân số \(\frac{n}{1}\)(viết \(\frac{n}{1} = n\)). Khi đó số nguyên n được biểu diễm ở dạng phân số \(\frac{n}{1}.\) Lời giải hay
|