Lý thuyết Nhiệt hóa hơi riêng - Vật lí 12 Kết nối tri thức

Hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt khi một lượng chất lỏng hóa hơi ở nhiệt độ không đổi Định nghĩa nhiệt hóa hơi riêng

Bài 6. Nhiệt hóa hơi riêng

I. Hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt khi một lượng chất lỏng hóa hơi ở nhiệt độ không đổi

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi ở nhiệt độ không đổi phụ thuộc vào khối lượng và bản chất của chất lỏng

- Nhiệt lượng tỉ lệ thuận với khối lượng của chất lỏng

\(\frac{Q}{m}\)= hằng số

- Với mỗi chất lỏng, hằng số trong hệ thức có độ lớn riêng. Hằng số này được gọi là nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng

- Kí hiệu: L

- Đơn vị: J/kg

- Hệ thức tính nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi là

\(Q = Lm\)

II. Định nghĩa nhiệt hóa hơi riêng

- Nhiệt hóa hơi riêng của một chất là nhiệt lượng cần để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ sôi.

\(L = \frac{Q}{m}\)

Trong đó:

Q là nhiệt lượng cần truyền cho chất lỏng (J).

m là khối lượng chất lỏng (kg).

- Chất lỏng có thể hóa hơi ở các nhiệt độ khác nhau. Thường thì nhiệt hóa hơi riêng của một chất tăng khi nhiệt độ giảm.

Ví dụ nhiệt hóa hơi riêng của nước ở \(100^\circ C\) là \(2,{26.10^6}\,\,J/kg\), ở \(50^\circ C\) là \(2,{39.10^6}\,\,J/kg\).

- Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm có sử dụng hiện tượng hóa hơi nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Ví dụ như các thiết bị làm lạnh (máy điều hòa nhiệt độ, dàn lạnh, dàn bay hơi,…), nồi hấp tiệt trùng trong y học, thiết bị xử lí rác thải ứng dụng trong công nghệ nhiệt hóa hơi,…

Sơ đồ tư duy về “Nhiệt hóa hơi riêng”

 

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close