Lý thuyết môn địa lí với định hướng nghề nghiệpBài 1 Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp 1. Đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông a. Đặc điểm - Địa lí là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. - Môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. - Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,… b. Vai trò - Giúp các em có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống. - Củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông. - Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm đối với môi trường. - Làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi ngày càng thêm phong phú. - Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống. - Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống. 2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp - Kiến thức địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực: + Địa lí tự nhiên: nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành bộ phận (khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng,…),… + Địa lí kinh tế - xã hội: kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, ngành liên quan đến dân số, xã hội,… + Địa lí tổng hợp: nhà giáo, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao,… - Môn Địa lí phù hợp với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp do đặc điểm có tính tổng hợp, kiến thức phong phú. |