Lý thuyết làm quen với Vật lí - Vật lí 10Đối tượng nghiên cứu của Vật Lí và mục tiêu của môn Vật Lí Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... BÀI 1. LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ I. Đối tượng nghiên cứu của Vật Lí và mục tiêu của môn Vật Lí - Đối tượng: nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng. - Lĩnh vực nghiên cứu: Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối. - Mục tiêu: hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện: + Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống. + Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp. II. Quá trình phát triển của Vật Lí Sơ đồ trình bày quá trình phát triển của Vật lí. III. Vai trò của Vật Lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ * Khoa học: giải thích cơ chế của các hiện tượng tự nhiên, từ các hiện tượng xảy ra trong thế giới sinh học, các phản ứng hóa học đến các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ,.. * Thành tựu của kĩ thuật và công nghệ - Chế tạo thành công máy hơi nước - Máy phát điện ra đời (hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ) - Dây chuyền sản xuất tự động hóa ra đời - Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ (nano). * Vai trò của kĩ thuật và công nghệ - Ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống con người - Mang lại lợi ích cho nhân loại, góp phần to lớn trong công cuộc phát triển đất nước. IV. Phương pháp nghiên cứu Vật lí 1. Phương pháp thực nghiệm - Là phương pháp quan trọng của Vật lí - Các bước để kiểm tra phương pháp thực nghiệm: + Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu + Bước 2: Quan sát, thu thập thông tin + Bước 3: Đưa ra dự đoán + Bước 4: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán + Bước 5: Kết luận. - Sơ đồ của phương pháp thực nghiệm: 2. Phương pháp mô hình - Đây là phương pháp dùng các mô hình để nghiên cứu, giải thích các tính chất của vật thật, tìm ra cơ chế hoạt động của nó - Các loại mô hình thường dùng trong trường phổ thông: + Mô hình vật chất: Đó là mô hình các vật thu nhỏ hoặc phóng to của vật thật, có một số đặc điểm giống vật thật VD: quả địa cầu, mô hình vật chất phóng to của mẫu nguyên tử của Rutherford. + Mô hình lí thuyết: VD: Khi nghiên cứu ô tô chạy trên đường dài, coi ô tô là chất điểm; khi nghiên cứu về ánh sáng thì ta dùng tia sáng để biểu diễn đường truyền của ánh sáng. + Mô hình toán học: Đó là công thức, phương trình, đồ thị, kí hiệu,... để mô tả các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu - Các bước để thiết lập loại mô hình: Sơ đồ tư duy về Làm quen với Vật Lí |