Lý thuyết kiểm thực hành viết chương trình đơn giản - Tin học 10

Lý thuyết thực hành viết chương trình đơn giản

BÀI 31: THỰC HÀNH VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình nhập từ bàn phím số tự nhiên n, kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không. Nếu n là hợp số thì in ra kết quả phân tích n thành tích các thừa số nguyên tố. Chú ý số 1 không là nguyên tố và cũng không là hợp số.

Hướng dẫn. Sử dụng biến danh sách NT để lưu các thừa số nguyên tố của n. Chương trình sẽ thiết lập danh sách NT chỉ khi n > 1. Kết quả của chương trình sẽ như sau:

- Nếu n = 1 thì danh sách NT sẽ rỗng.

- Nếu n > 1 thì danh sách NT không rỗng. Độ dài danh sách len (NT) sẽ bằng 1 khi và chỉ khi n là số nguyên tố.

  Nếu len(NT) > 1 thì chương trình sẽ in ra khai triển n thành tích các thừa số nguyên tố, khai triển này sẽ có dạng: n = p1 x p1 x……x pk

Chương trình trong Python

- Chạy chương trình với công cụ gỡ lỗi của phần mềm lập trình. Thiết lập một điểm dừng tại dòng 20 của chương trình như sau:

- Thiết lập bảng theo dõi các giá trị trung gian k, m , n, NT sẽ như sau, giả sử giá trị nhập ban đầu của n=100:

Nhiệm vụ 2. Viết chương trình nhập từ bàn phím ba số thực a, b, c và tìm nghiệm của phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0. Chương trình cần xét đầy đủ các trường hợp xảy ra.

Hướng dẫn.

Với bộ dữ liệu a, b, c đã nhập (là các số thực), chúng ta cần xét đầy đủ các trường hợp sau:

- Nếu a = b = c = 0 phương trình có vô số nghiệm.

- Nếu a = b = 0, c # 0, phương trình vô nghiệm.

- Nếu a = 0; b # 0 phương trình là bậc nhất và có nghiệm duy nhất

- Nếu a ≠ 0, giải phương trình bậc hai. Nghiệm sẽ phụ thuộc vào giá trị delta = b2 – 4ac. Phương trình vô nghiệm, có một nghiệm kép hoặc hai nghiệm phân biệt phụ thuộc vào giá trị delta là nhỏ hơn 0, bằng 0 hay lớn hơn 0.

Chương trình được thiết kế thông qua các hàm sau:

- NhapDL(): hàm nhập ba số a, b, c từ bàn phím.

- GiaiPT1(b, c): hàm giải phương trình bậc nhất. bx + c = 0.

- GiaiPT2(a, b, c): hàm giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0

Trong bài thực hành chúng ta sử dụng cấu trúc mở rộng của lệnh rẽ nhánh if ... else trong Python khi các lệnh này lồng nhau. Khi đó các lệnh rẽ nhánh lồng nhau trong mô hình bên trái sẽ được viết gọn hơn như mô hình bên phải.

Chương trình đầy đủ như sau:


Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close