Lý thuyết hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Địa lí 6 Chân trời sáng tạoLý thuyết hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Địa lí 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến - Kinh tuyến là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. - Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với đường Xích đạo. - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn (Anh). - Vĩ tuyến gốc hay Xích đạo (0°), chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam. 2. Tọa độ địa lí - Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu. - Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm: kinh độ trên, vĩ độ dưới hoặc kinh độ trước, vĩ độ sau. hoặc (100B, 200T) - Khi biết tọa độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì địa điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ. Ví dụ: Xác định tọa độ địa lí của một số địa điểm 3. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song cách đều nhau. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau. Hình bên trái: Kinh tuyến là những đường thẳng chụm lại ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. Hình bên phải: Kinh, vĩ tuyến gốc là những đường thẳng; các kinh, vĩ tuyến còn lại là những đường cong. Sơ đồ tư duy hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
|