Lý thuyết Giới hạn của hàm số - SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo1. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh 1. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm Cho khoảng K chứa điểm x0và hàm số y=f(x) xác định trên K hoặc trên K∖{x0}. Ta nói hàm số y=f(x) có giới hạn hữu hạn là số L khi x dần tới x0 nếu với dãy số (xn) bất kì, xn∈K∖{x0} và xn→x0, ta cóf(xn)→L Kí hiệu limx→x0f(x)=L hay f(x)→L, khi xn→x0. 2. Các phép toán về giới hạn hữu hạn của hàm số a, Nếu limx→x0f(x)=L và limx→x0g(x)=M thì limx→x0[f(x)±g(x)]=L±M limx→x0[f(x).g(x)]=L.M limx→x0[f(x)g(x)]=LM(M≠0) b, Nếu f(x)≥0 với mọi x∈(a;b)∖{x0} và limx→x0f(x)=L thì L≥0và limx→x0√f(x)=√L. * Nhận xét: a,limx→x0xk=x0k,k∈Z+.b,limx→x0[c.f(x)]=c.limx→x0f(x) (c∈R, nếu tồn tại limx→x0f(x)∈R) 3. Giới hạn một phía Cho hàm số y=f(x) xác định trên khoảng (x0;b). Ta nói y=f(x) có giới hạn bên phải là số L khi x→x0 nếu với dãy số (xn) bất kì,x0<xn<b và xn→x0ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→x0+f(x)=L. Cho hàm số y=f(x) xác định trên khoảng (a;x0). Ta nói y=f(x)có giới hạn bên phải là số L khi x→x0 nếu với dãy số (xn)bất kì,a<xn<x0 và xn→x0ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→x0−f(x)=L. *Chú ý:
4. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực Cho hàm số y=f(x) xác định trên khoảng (a;+∞). Ta nói hàm số f(x)có giới hạn là số L khi x→+∞ nếu với dãy số (xn) bất kì xn>a và xn→+∞ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→+∞f(x)=L hay f(x)→L khi x→+∞. Cho hàm số y=f(x) xác định trên khoảng (−∞;a). Ta nói hàm số f(x) có giới hạn là số L khi x→−∞ nếu với dãy số (xn) bất kì xn<a và xn→−∞ta có f(xn)→L, kí hiệu limx→−∞f(x)=L hay f(x)→L khi x→−∞. * Nhận xét:
limx→±∞c=c,limx→±∞(cxk)=0 5. Giới hạn vô cực của hàm số tại một điểm - Cho hàm số y=f(x)xác định trên khoảng (x0;b). Ta nói hàm số f(x) có giới hạn bên phải là +∞ khi x→x0 về bên phải nếu với dãy số (xn) bất kì thỏa mãn x0<xn<b và xn→x0 ta có f(xn)→+∞, kí hiệu limx→x0+f(x)=+∞ Ta nói hàm số f(x) ó giới hạn bên phải là −∞ khi x→x0 về bên trái nếu với dãy số (xn) bất kì thỏa mãn a<xn<x0 và xn→x0 ta có f(xn)→+∞, kí hiệu limx→x0−f(x)=+∞ Các giới hạn một bênlimx→x0+f(x)=−∞, limx→x0−f(x)=−∞ được định nghĩa tương tự. * Chú ý:
Nếu limx→x0+f(x)=L≠0 và limx→x0+g(x)=+∞hoặc limx→x0+g(x)=−∞thì limx→x0+[f(x).g(x)] được tính như sau:
![]() Các quy tắc trên vẫn đúng khi thay x0+thành x0−(hoặc +∞,−∞) ![]() ![]()
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|