Lý thuyết: Đường lối xây dựng hệ thống chính trịHệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị. Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị. Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ thể của các quyết định chính trị. Các chủ thể có bộ máy, có tư cách pháp lý. Hệ thống tổ chức có tính hợp pháp là hệ thống tổ chức được hiến pháp, pháp luật quy định. Các tổ chức, thiết chế trong hệ thống có mục đích, chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; thực hiện hoặc tham gia vào các quyết định chính trị, vào việc thực hiện các chính sách quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt các tổ chức của hệ thống chính trị với các tổ chức có mục đích hoặc chức năng kinh tế - xã hội rất đa dạng. Hệ thống chính trị bao gồm các bộ phận cấu thành có quan hệ mật thiết với nhau có vai trò, vị trí khác khau trong sự vận hành của các quá trình chính trị, thể hiện ở các cấp khác nhau. Giữa các bộ phận cấu thành hệ thống, bao giờ cũng có một bộ phận giữ vai trò nòng cốt, hạt nhân, làm động lực thúc đẩy và dẫn dắt cả hệ thống vận hành theo một mục tiêu hoặc một phương hướng xác định. Cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản bao gồm ba bộ phận: đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam V.V.), và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống. HocTot.Nam.Name.Vn
|