Lý thuyết: Đường lối đối ngoạiNăm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với các nội dung Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với các nội dung: Mục tiêu đối ngoại của Việt Nam là góp phần "đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn". Về nguyên tắc đối ngoại,nền ngoại giao Việt Nam lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng. Về phương châm đối ngoại, nền ngoại giao của nước Việt Nam mới quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Trong những năm 1945-1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động đối ngoại đã mở ra cục diện đấu tranh ngoại giao góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng non trẻ, đồng thời đật cơ sở cho việc xây dựng quan hệ với Liên hợp quốc và một số quốc gia khác, qua đó nâng cao hình ảnh, uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quổc Mỹ xâm lược (1946-1975), hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao trở thành một bộ phận quan trọng của hai cuộc kháng chiến. Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Đảng ta đã xây đựng được một mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi, đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Mặt trận đó bao gồm: các nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, trong đó có cả một bộ phận nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Cách mạng Việt Nam đã tranh thủ, tập hợp được một lực lượng quốc tế manh mẽ góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. HocTot.Nam.Name.Vn
|