Lý thuyết đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - Vật Lí 10Chuyển động thẳng Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... BÀI 7. ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN I. Chuyển động thẳng - Quỹ đạo chuyển động là đường thẳng - Khi vật chuyển động theo một chiều không đổi thì d = s (độ dịch chuyển = quãng đường đi được) - Khi vật đang chuyển động theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó s > 0; d < 0; tốc độ dương còn vận tốc âm. II. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng 1. Cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) trong chuyển động thẳng đều - Biểu thức d = v.t, vẽ giống biểu thức hàm số y = a.x - Hình dạng: đường thẳng Ví dụ:
2. Sử dụng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng Dựa vào đồ thị, ta có thể thu thập số liệu để tính toán yêu cầu của đề bài 3. Vận tốc và đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng - Độ dốc của độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động VD: Trong hình 7.2, vận tốc của vật trên đường thẳng OA là: \(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{50 - 20}}{{25 - 10}} = 2(m/s)\) Sơ đồ từ duy về “Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian”
|