Lý thuyết cộng, trừ số hữu tỉKhi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó 1. Cộng trừ số hữu tỉ Viết hai số hữu tỉ \(x, y\) dưới dạng: \(x = \dfrac{a}{m} ,\; y = \dfrac{b}{m}\) (\( a, b, m ∈\mathbb Z, m > 0\)) Khi đó: \(x + y = \dfrac{a}{m} + \dfrac{b}{m}= \dfrac{a + b}{m}\) \(x - y = x + (-y) = \dfrac{a}{m} +\left( { - \dfrac{b}{m}} \right)\)\(\,= \dfrac{a - b}{m}\) Ví dụ: Tính \(\frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{{ - 1}}{4}\) Ta có: \(\frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{{ - 1}}{4} = \frac{ - 5}{12} + \frac{ (- 1).3}{4.3} =\frac{(-5)+ (-3)}{12} \)\(= \frac{{ - 8}}{{12}} = \frac{{ - 2}}{3}\) 2. Quy tắc " chuyển vế" Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó Tổng quát: Với mọi \(x, y , z ∈\mathbb Q\), ta có: \(x + y = z \Rightarrow x = z-y\). Ví dụ: Tìm \(x\) biết \(x + \frac{1}{2} = \frac{3}{4}\) Ta có: \(x + \frac{1}{2} = \frac{3}{4}\) \(x\,\, = \frac{3}{4} - \frac{1}{2}\) \(x = \frac{3}{4} - \frac{2}{4}\) \(x = \frac{1}{4}\) HocTot.Nam.Name.Vn
|