Lý thuyết chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả Địa lí 6 Chân trời sáng tạoTải vềLý thuyết chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả Địa lí 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... I. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip và theo hướng từ Tây sang Đông. - Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, ở trục Trái Đất có các đặc điểm: + Thời gian chuyển động một vòng của Trái Đất quanh Mặt trời là 365 ngày 6h. + Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66°33'. + Sau 3 năm có 365 ngày sẽ có một năm có 366 ngày. Năm đó gọi là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày. II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất 1. Hiện tượng mùa - Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động => sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất. - Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng => mùa nóng; ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn, nhận được ít nhiệt và ánh sáng => mùa lạnh. => Trong cùng một thời điểm, mùa ở 2 bán cầu ngược nhau. 2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - 21 – 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau. - Sau 21 – 3 đến trước 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, sau 23 – 9 đến trước 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. => Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có ngày dài, đêm ngắn. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài. - Đường phân chia sáng – tối không trùng trục Trái Đất => Các địa điểm ở hai bán cầu có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. - Độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu ngược nhau.
|