Lý thuyết Cấu trúc hạt nhân - Vật lí 12 Kết nối tri thức

Thí nghiệm tán xạ hạt alpha Nucleon và kí hiệu hạt nhân

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Bài 21. Cấu trúc hạt nhân

I. Thí nghiệm tán xạ hạt alpha

 

- Hiện tượng lệch hướng chuyển động của hạt alpha khi đến gần hạt nhân vàng gọi là hiện tượng tán xạ hạt alpha

 

- Thí nghiệm tán xạ hạt \(\alpha \) đã cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của hạt nhân. Hạt nhân mang điện tích dương, có đường kính cỡ \({10^{ - 14}}{\rm{m}}\), nằm tại tâm của nguyên tử và tập trung gần như toàn bộ khối lượng nguyên tử.

 

II. Nucleon và kí hiệu hạt nhân

1. Nucleon

- Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là hạt proton và neutron, hai loại hạt này có tên chung là nucleon

 

+ Proton (p) có khối lượng mp ≈ 1,67262.10-27 kg, điện tích q = +e ≈ 1,6.10-19 C

+ Neutron (n) có khối lượng mn ≈ 1,67493.10-27 kg, trung hòa về điện

- Đơn vị khối lượng nguyên tử khí hiệu là amu. Đơn vị amu có giá trị bằng \(\frac{1}{{12}}\) khối lượng nguyên tử của đồng vị carbon-12

\(1amu \approx 1,{66054.10^{ - 27}}kg\)

- Số proton trong hạt nhân bằng Z

- Tổng số nucleon trong một hạt nhân được kí hiệu là A, A gọi là số khối

- Các nucleon nằm sát nhau và không chồng lẫn vào nhau. Có thể coi hạt nhân là nguyên tử như một quả cầu bán kính R; R phụ thuộc vào tổng số hạt nucleon A theo công thức gần đúng

\(R = 1,{2.10^{ - 15}}.{A^{\frac{1}{3}}}(m)\)

2. Kí hiệu hạt nhân

- Người ta dùng kí hiệu hóa học X của nguyên tố để kí hiệu cho hạt nhân, kèm theo hai số Z và A: \({}_Z^AX\)

3. Đồng vị

- Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số Z, khác số A, nghĩa là cùng số proton và khác số neutron

Sơ đồ tư duy về “Cấu trúc hạt nhân”

 

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close