Lý thuyết các nhà sử học dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc

Lý thuyết các nhà sử học dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử Lịch sử 6 và Địa lí Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

1. Tư liệu hiện vật

-Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,… của những người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

-Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, Con rồng thời Lý, cột cờ Hà Nội, máy bay Mĩ bị ta bắn rơi,…

2. Tư liệu chữ viết

- Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. 

Sách Đại Việt sử kí toàn thư

3. Tư liệu truyền miệng

- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác. 


4. Tư liệu gốc

-Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

- Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

- Ví dụ: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Quốc sử quán triều Nguyễn,…

*Ý nghĩa của các nguồn sử liệu: Dựa vào các nguồn tư liệu, mỗi nhà sử học thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần  lịch sử theo quan điểm của mình, vì vậy, chúng ta có thể bắt gặp nhiều cách giải thích khác nhau về cùng một sự việc trong quá khứ. Khi nào chính em tự mình lí giải được sự việc đã xảy ra dựa trên những chứng cứ khoa học có được là em đã sắp trở thành "nhà sử học" rồi đấy.

ND Chính

ND Chính:

Khái niệm và vai trò của các nguồn sử liệu.

Bao gồm: tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng, tư liệu gốc.

Sơ đồ tư duy Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử


hoctot.nam.name.vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close