Lý thuyết Biến cố giao và quy tắc nhân xác suất - Toán 11 Chân trời sáng tạo1. Biến cố giao Cho hai biến cố A và B. Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh 1. Biến cố giao Cho hai biến cố A và B. Biến cố: “Cả A và B cùng xảy ra”, kí hiệu AB hoặc A∩B được gọi là biến cố giao của A và B. Chú ý: Tập hợp mô tả biến cố AB là giao của hai tập hợp mô tả biến cố A và biến cố B. Biến cố AB xảy ra khi và chỉ khi cả hai biến cố A và B xảy ra. 2. Hai biến cố xung khắc Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra. Chú ý: Hai biến cố A và B là xung khắc khi và chỉ khi A∩B=∅. 3. Biến cố độc lập Hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố kia. Nhận xét: Nếu hai biến cố A và B độc lập thì A và ¯B; ¯A và B; ¯A và ¯B cũng độc lập. 4. Quy tắc nhân xác suất của hai biến cố độc lập Nếu hai biến cố A và B độc lập với nhau thì P(AB)=P(A).P(B). Chú ý: Từ quy tắc nhân xác suất ta thấy, nếu P(AB)≠P(A)P(B) thì hai biến cố A và B không độc lập. ![]() ![]()
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|