Lý thuyết Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diềuTán sắc ánh sáng qua lăng kính Màu sắc của vật Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Bài 4. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng I. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính 1. Lăng kính - Một khối đồng chất, trong suốt (nhưa, thủy tinh,…) có hai mặt không song song được gọi là lăng kính
2. Đường đi của tia sáng qua lăng kính
- Khi chiếu ánh sáng tới lăng kính thì tia ló luôn lệch về phía đáy so với tia tới - Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính - Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu sắc xác định - Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính thì xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng - Ánh sáng trắng là tập hợp các ánh sáng đơn sắc khác nhau, trong đó có bảy màu chính: đỏ, cam, vàng, lúc, lam, chàm, tím - Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu đỏ là nhỏ nhất, chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu tím là lớn nhất II. Màu sắc của vật
- Khi ánh sáng chiếu tới vật, vật sẽ hấp thụ một số ánh sáng màu và cho phản xạ một số ánh sáng màu nhất định. Điều này tạo nên màu sắc vật Sơ đồ tư duy về “Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng” |