Lợi nhuận là gì? Phân biệt lợi nhuận với giá trị thặng dư ?

- Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m.

-     Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hoá đo có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí tư bản.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p

-     So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:

+ Giống nhau, cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

+ Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

-     Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao dộng làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:

+ Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhoà sự khác nhau giữa c và v.

+ Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thế thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi.

Nhìn vào hình thức, lý luận giai cấp tư sản cho rằng, lợi nhuận là do lưu thông sinh ra. Vì nếu:

Giá cả = giá trị thì p = m

Giá cả > giá trị thì p > m

Giá cả < giá trị thì p < m

Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn băng tổng giá trị, do đó tổng p luôn luôn bằng tổng m.

HocTot.Nam.Name.Vn

close