Lí thuyết Bài 4 Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Vật lí 10Khối lượng riêng Áp suất Áp suất chất lỏng BÀI 4. KHỐI LƯỢNG RIÊNG. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG I. Khối lượng riêng - Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. - Biểu thức: \(\rho = \frac{m}{V}\) Trong đó: + ρ: khối lượng riêng (\(kg\)/\({m^3}\)) + m: khối lượng (kg) + V: thể tích (\({m^3}\)) II. Áp suất - Áp suất đặc trưng cho tác dụng của áp lực lên mỗi đơn vị diện tích bị ép - Biểu thức: \(p = \frac{F}{S}\) Trong đó: + F: độ lớn áp lực (N) + S: diện tích bị ép (\({m^2}\) ) + p: áp suất (Pa) - Ngoài ra, áp suất còn một số đơn vị khác như atm, mmHg 1 atm = 760 mmHg \( \approx \) 105 Pa III. Áp suất chất lỏng - Chất lỏng gây ra áp suất không chỉ lên đáy bình mà còn lên thành bình và lên mọi điểm trong chất lỏng. Tại mỗi điểm, áp lực lên diện tích bị ép được biểu thị bằng một mũi tên - Biểu thức: \(p = {p_0} + \rho gh\) Trong đó: + \({p_0}\): áp suất khí quyển (Pa) + ρ: khối lượng riêng (\(kg\)/\({m^3}\)) + g: gia tốc trọng trường (\(m\)/\({s^2}\)) + h: độ sâu so với mặt nước (m) - Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm trong chất lỏng: - Ứng dụng của áp suất chất lỏng: + Khối lượng riêng của nước biển lớn hơn của nước sông nên áp suất của nước biển lớn hơn áp suất ở cùng độ sâu trong nước sông. Vì thế, cọc đỡ xây dựng trong nước biển phải được thiết kế chịu lực tốt hơn cọc trong nước sông. + Thiết kế con đê có độ dày giảm dần từ chân đê lên mặt đê, vẫn đạt hiệu quả bảo vệ mà tiết kiệm được vật liệu Sơ đồ tư duy về "Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng" |