Lí thuyết Bài 33. Biến dạng của vật rắn - Vật lí 10

Biến dạng đàn hồi. Biến dạng kéo và biến dạng nén Lực đàn hồi. Định luật Hooke

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

BÀI 33: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN

I. Biến dạng đàn hồi. Biến dạng kéo và biến dạng nén

- Khi không có ngoại lực tác dụng, vật rắn có kích thước và hình dạng xác định.

- Khi có ngoại lực tác dụng, vật rắn thay đổi hình dạng và kích thước, ta nói vật rắn bị biến dạng. Mức độ biến dạng phụ thuộc vào độ lớn của ngoại lực.

- Khi không còn tác dụng của ngoại lực, nếu vật rắn lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi.

- Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi được gọi là giới hạn đàn hồi của vật rắn.

- Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật rắn và hướng vào phía trong vật, ta có biến dạng nén.

- Khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật rắn và hướng ra phía ngoài vật, ta có biến dạng kéo.

II. Lực đàn hồi. Định luật Hooke

1. Lực đàn hồi của lò xo

- Khi nén hoặc kéo hai đầu lò xo, tay ta cũng chịu tác dụng các lực từ phía lò xo, các lực này ngược chiều với lực tay tác dụng vào lò xo và được gọi là lực đàn hồi của lò xo.

- Lực đàn hồi của lò xo chống lại nguyên nhân làm nó biến dạng và có xu hướng đưa nó trở về hình dạng và kích thước ban đầu.

2. Định luật Hooke

- Định luật: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fđh = k|∆ℓ|

Trong đó:

+ k là độ cứng của lò xo, đơn vị N/m.

+ ∆ℓ = ℓ – ℓ0 là độ biến dạng của lò xo.

Sơ đồ tư duy về “Biến dạng của vật rắn”

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close