Lí thuyết Bài 29. Định luật bảo toàn động lượng - Vật lí 10Định luật bảo toàn động lượng Va chạm đàn hồi và va chạm mềm Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... BÀI 29: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG I. Định luật bảo toàn động lượng 1. Hệ kín (hay hệ cô lập) - Một hệ nhiều vật được gọi là hệ kín khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các lực ấy cân bằng nhau. - Trong hệ kín chỉ có các nội lực (các lực tác dụng giữa các vật trong hệ) tương tác giữa các vật. - Nếu trong quá trình tương tác, các nội lực xuất hiện lớn hơn các ngoại lực rất nhiều thì có thể bỏ qua các ngoại lực và coi hệ là kín. 2. Định luật bảo toàn động lượng - Phát biểu: động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn. - Biểu thức: \(\overrightarrow p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} + ...\) (không đổi). - Định luật bảo toàn động lượng là cơ sở để giải các bài toán va chạm, nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. II. Va chạm đàn hồi và va chạm mềm 1. Va chạm đàn hồi - Hai xe giống nhau, xe A chuyển động với vận tốc v, đến va chạm với xe B đang đứng yên. - Sau va chạm xe A đứng yên, xe B chuyển động với vận tốc v. Kết luận: xe A đã truyền toàn bộ chuyển động cho xe B. Đây là va chạm đàn hồi. Ví dụ về va chạm đàn hồi Con lắc A đến va chạm vào con lắc 1, chuyển động được truyền nguyên vẹn cho con lắc 3, đưa nó lên độ cao đúng bằng h 2. Va chạm mềm - Hai xe A và B giống nhau, đầu mỗi xe gắn miếng nhựa dính. Xe A chuyển động với vận tốc v, xe B đứng yên. - Sau va chạm hai xe dính vào nhau chuyển động với vận tốc \(\frac{v}{2}\) Sơ đồ tư duy về “Định luật bảo toàn động lượng”
|