Lí thuyết Bài 1 Lực và gia tốc - Vật lí 10Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất Định nghĩa đơn vị lực Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... BÀI 1. LỰC VÀ GIA TỐC I. Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng - Khi khối lượng không đổi thì độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực hay \(a \sim F\) - Với lực tác dụng không đổi, xe có khối lượng lớn hơn sẽ có gia tốc nhỏ hơn. Hay vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc \(a \sim \frac{1}{m}\) Ví dụ: Với những vật có khối lượng khác nhau, quan sát thực tế cho thấy, vật nào có khối lượng lớn hơn thì khó tăng tốc hơn và cũng mất nhiều thời gian hơn để dừng lại => Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật. Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của mỗi vật II. Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất - Trong hệ SI có 7 đơn vị cơ bản - Các đơn vị khác đều có thể được biểu diễn qua các đơn vị cơ bản và được gọi là đơn vị dẫn xuất. Đơn vị dẫn xuất để đo một đại lượng được xác định bằng cách sử dụng định nghĩa hoặc biểu thức tính của đại lượng đó III. Định nghĩa đơn vị lực - Một niuton là độ lớn của một lực gây ra gia tốc 1 m/\({s^2}\) cho vật có khối lượng 1 kg. Do đó, 1 N = 1 kg . 1 m/\({s^2}\) = 1 kg.m/\({s^2}\) - Lực và một số đại lượng vật lí khác có đơn vị dẫn xuất được biểu diễn qua các đơn vị cơ bản theo biểu thức khá phức tạp. Khi đó để thuận tiện, người ta đặt kí hiệu riêng cho đơn vị dẫn xuất đó. Ngưới ta dùng đơn vị N thay cho kg.m/\({s^2}\) Sơ đồ tư duy về "Lực và gia tốc" |