Hoocmôn

Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoocmôn).

III - Hoocmôn

1. Tính chất của hoocmôn

Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoocmôn).

Vi dụ : Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết, hoocmôn kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn (FSH) lại chỉ có ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh...

Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.

2. Vai trò của hoocmôn

Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là của các hoocmôn) đã :

- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close